Miền đất khó Quảng Trị còn biết bao đứa trẻ nghèo khao khát được đến trường - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Miền đất khó Quảng Trị còn biết bao đứa trẻ nghèo khao khát được đến trường - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
(PLVN) - Từ 1/1/2024, Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí, chi phí sinh hoạt đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu.
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Theo đó, tại Điều 105 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, về nội dung đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề nêu rõ: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp.
Nhà nước có chính sách về cấp học bổng như sau: Cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu có kết quả học tập, rèn luyện đủ điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước;
Cấp học bổng chính sách cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu là người đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhà nước hỗ trợ đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu như sau: Hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước;
Hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học tương ứng với mức quy định tại điểm a khoản này nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân.
Điểm 4 của điều này cũng ghi rõ, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học.
Trước đây trong quy định tại Khoản 3 Điều 37 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định như sau học sinh không được lưu ban quá 02 lần ở trong một cấp học.
Tuy nhiên kể từ khi Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 và thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành có nhiều quy định mới, trong đó quy định về số lần học sinh không được lưu ban trong một cấp học.
Theo quy định của Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong một cấp học.
Điều lệ này được áp dụng cho trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (gọi chung là trường trung học), tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong đó, xác định trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục. Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.
Như vậy, theo quy định Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT trong một cấp học, học sinh được lưu ban tối đa không quá 3 lần.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Học sinh không được lưu ban quá bao nhiêu lần trong một cấp học.
Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.
Dù mua sẵn hai đôi giày bata trắng nhưng tôi không giặt kịp để con mang xoay vòng đến trường.
Con tôi mới chuyển lớp từ tiểu học sang trung học cơ sở. Ngay từ thời mầm non, tôi đã quan điểm là không học thêm. Lý do là tôi quá mệt mỏi cảnh phải chở con đi từ trường A sang trường B để cho cháu đi học, kiệt sức cả con lẫn cha mẹ.
Học tiểu học, con tôi may mắn học trong lớp giáo viên rất là dễ thương. Con đi học nếu không hiểu bài thì bị la chút chút, nhưng cũng không đến nỗi phải sợ hãi lo lắng vì không hiểu bài.
Lên cấp hai, mọi thứ thay đổi hẳn. Trường ra quy định phải mang giày ba ta trắng và vớ để đến trường. Tôi cũng lật đật đi mua hai đôi giày trắng, hai đôi vớ cho con đi học. Tuy nhiên, đôi giày ấy thực sự đã khiến tôi phải đặt câu hỏi có cần phải như vậy hay không.
Giày ba ta trắng đi vớ rất mau dơ. Chỉ khoảng 2 ngày trẻ học từ 7h00 đến 17h00 )10 tiếng), là đã bốc mùi và đen kịt. Sáng dậy, con la ầm: "Mẹ ơi, giày hôi quá con không đi được"- tôi cảm thấy ngao ngán vì những quy định chẳng để làm gì.
Không bao giờ có thể giặt kịp giày bata dù là có sẵn hai đôi ở nhà. Tôi đã phơi thử và thấy tối thiểu phải ba ngày mới khô, đó là chưa kể những gia đình sống trong các căn hộ không có sân để phơi, trời mưa, quên giặt...
Nếu trời mưa, giày mà ướt thì trẻ đương nhiên phải đi chân đất. Thực tế này đã xảy ra rồi, tôi đã cho con đi chân đất để đi ăn sinh nhật vì giày thì ướt, chẳng ai rảnh về nhà mà lấy dép cho con.
Thử hỏi có bao nhiêu người trong chúng ta đi làm ngày nào cũng đi giày ba ta trắng, nhốt chân 10 tiếng trong văn phòng. Bản thân tôi cũng sắm vài đôi giày bata, cao gót... rồi sau đó, cảm thấy cứ phải nhốt chân trong đôi giày ấy quá mệt mỏi, nên đã chuyển sang đi sandal từ rất lâu.
Tại sao không cho đi giày sandal dán quai hậu, cho "nhanh gọn lẹ", nếu thích đẹp thì quy định mẫu và phụ huynh cứ theo đó mà mua?
Vấn đề thứ hai, trẻ đang học quá nhiều và học đến kiệt sức. Chúng ta phải học cách lắng nghe trẻ, và phải ép trẻ nên chơi nhiều hơn. Một ngày tôi chở con đi từ sáng đến chiều (7h00 sáng trường đóng cổng đến 17h10) mới đón.
Có hôm con đi học về, tôi rủ con chơi bóng chuyền, con chỉ nói: "Con mệt quá mẹ ơi, con chỉ muốn nghỉ ngơi". Con nghỉ xong tôi lại hỏi, con lại nói: "Con có rất nhiều bài tập phải làm". Tại sao con phải khổ đến như vậy, trong khi tôi đúng 16h00 là nói nhân viên rằng "nếu hết việc các em cứ đi về, công ty mình không bắt nhân viên làm việc đến 17h00 nếu đã hết việc".
Con tôi thì lại bận đến mức "không có cả thời gian cho gia đình". Con trẻ phải được chơi và cần học cách chơi. Tôi hiểu rằng học từ sáng đến chiều là để thuận lợi cho việc đưa đón của phụ huynh đi làm từ 8h00 đến 17h00 thì thuận tiện có nơi để gửi con.
Tuy nhiên, nếu đã như vậy, một là:
2. Não bộ cần thời gian để xử lý kiến thức. Học nhồi, học nhét không giải quyết mà nên học ít lại, học tập trung, để cho não có thời gian xử lý thông tin.
3. Xã hội Trung Quốc, Hàn Quốc đã có rất nhiều trường hợp trẻ trầm cảm vì trường lớp dẫn đến trường hợp đáng tiếc.
4. Bản thân tôi cũng từng trầm cảm vì việc học, vì ngày xưa tôi học trường chuyên lớp chọn. Tuy nhiên, ngày xưa tôi học nhàn hơn bây giờ rất nhiều, mà còn trầm cảm như vậy, thử hỏi các con bây giờ có khổ hay không.
5. Ngược lại, theo tôi, phụ huynh hãy giảm học lại, mà nên chơi với con nhiều hơn, hãy chơi cùng con bằng cách đừng xem điện thoại, hãy đi đá bánh, đánh cầu, bơi lội, bóng chuyển, caro, karaoke... bất kỳ hình thức nào mà phụ huynh thấy phù hợp cho con và cho mình.
Hãy giải cứu tuổi thơ của trẻ. hãy lắng nghe con, hãy nhìn khuôn mặt của con những ngày đi học về cười đùa vui vẻ hay là kiệt sức, hãy cho trẻ một tuổi thơ đích thực, một tuổi thơ của tự do, của sự thanh thản, của hạnh phúc.
-Tôi đề xuất hai điều: hãy đừng bắt buộc trẻ mang giày bata đến lớp và hãy cố gắng giảm giao bài tập về nhà, cho trẻ làm bài tập ngay tại lớp và hãy có gắng giảm giao bài tập về nhà, hãy để trẻ làm bài tập ngay tại lớp.
Nếu có phụ huynh nào đang khổ sở vì giày ba ta giống tôi, em gái tôi ở Australia có nhắn là cứ cho vào máy giặt cả giày và vớ, bấm chế độ "dedicate" (máy nhà tôi không có nên tôi chọn chế độ giặt nhanh nhất là 37 phút), sau đó lấy ra, nhờ có máy sấy, khoảng 2 ngày là giày sẽ khô.