Có nhiều cách phân loại. Nhưng về giải phẫu người ta chia viêm phổi ra hai thể: viêm phổi thuỳ, và phế quản phế viêm.
Có nhiều cách phân loại. Nhưng về giải phẫu người ta chia viêm phổi ra hai thể: viêm phổi thuỳ, và phế quản phế viêm.
Mọi lứa tuổi, giới tính, bệnh lý đều có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi hoặc đồng mắc viêm phổi với bệnh lý khác. Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây có thể là “mồi lửa” thúc đẩy tăng nguy cơ mắc viêm phổi và biến chứng nặng, khó điều trị như:
Viêm phổi cần được phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời để ngăn ngừa nhiễm trùng và chặn đứng các biến chứng. Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi cần phù hợp với từng triệu chứng và diễn tiến của bệnh. Với một số trường hợp khi bệnh đã chuyển biến nặng, việc điều trị sẽ hết sức khó khăn. Theo các chuyên gia y tế, những phương pháp điều trị bệnh viêm phổi bao gồm:
Sử dụng các loại thuốc như: thuốc hạ sốt/thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc ho, thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản,… nhằm kiểm soát tốt triệu chứng viêm phổi, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Tùy theo tác nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau:
Người trưởng thành, người già khi mắc viêm phổi nặng với biểu hiện khó thở nhiều, thở gắng sức cần được đưa đến bệnh viện điều trị sớm. Riêng với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi có các biểu hiện viêm phổi đều phải nhập viện cấp cứu ngay. Trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi nếu không ăn uống, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở rít cũng phải lập tức nhập viện điều trị.
Hầu hết các triệu chứng viêm phổi sẽ thuyên giảm trong vài ngày hoặc vài tuần, cảm giác mệt mỏi, khó chịu có thể kéo dài trong 1 tháng hoặc hơn. Khi điều trị tại nhà, người bệnh sẽ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cần ghi nhớ lịch hẹn tái khám theo chỉ định, hoặc đến bệnh viện ngay nếu có biến chứng khó thở, sốt cao không hạ…
Ngoài ra, để quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, vận động hợp lý, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo năng lượng để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
Viêm phổi là bệnh lý hoàn toàn có thể dự phòng chủ động. Viêm phổi có thể dự phòng bằng cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục, giữ ấm hay đeo khẩu trang khi ra đường để bảo vệ hệ hô hấp là cần thiết nhưng chưa đủ và sẽ rất khó để cách ly hoàn toàn. Vắc xin là phát minh vĩ đại của nhân loại để bảo vệ con người khỏi dịch bệnh, chủng ngừa là phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để bảo vệ các đối tượng có nguy cơ cao khỏi viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm.
Thời gian ủ bệnh viêm phổi bao lâu? Thời gian ủ bệnh viêm phổi được hiểu khoảng thời gian giữa lần tiếp xúc đầu tiên với virus, vi khuẩn gây bệnh đến khi cơ thể có những triệu chứng khởi phát. Thời gian ủ bệnh viêm phổi có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể. Phần lớn trường hợp, viêm phổi xuất hiện ở dạng cấp tính (bệnh kéo dài dưới 6 tuần) với các triệu chứng khởi phát rõ ràng ở những ngày đầu. Đặc biệt, nếu tình trạng khó thở càng trở nặng thì nguy cơ tử vong trong thời gian ngắn càng cao.
Đồng thời, viêm phổi mạn tính cũng có biểu hiện tương tự, thời gian bệnh kéo dài không dứt. Một người được chẩn đoán mắc viêm phổi mạn tính khi bệnh kéo dài quá 6 tuần.
Hầu hết các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ tương tự nhau. Tuy nhiên, cần phải nắm rõ cụ thể những triệu chứng viêm phổi có thể xảy ra nhằm phân biệt với cúm mùa hay cảm lạnh. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, giai đoạn phát triển cũng như mức độ tổn thương ở phổi mà viêm phổi có biểu hiện diễn biến từ nhẹ cho đến nghiêm trọng, phổ biến và ít phổ biến như sau:
Viêm phổi bệnh viện là tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất. Tại các nước phát triển, viêm phổi mắc phải ở bệnh viện chiếm tỷ lệ 15% trong tổng số ca nhiễm khuẩn bệnh viện và chiếm 27% số ca nhiễm khuẩn ở khoa hồi sức cấp cứu – một tỷ lệ rất cao. Những vi khuẩn hàng đầu gây ra tình trạng này có thể kể đến như: vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus bao gồm cả MRSA, trực khuẩn gram âm đường ruột như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn gram âm không có nguồn gốc từ đường ruột như Pseudomonas aeruginosa, các vi khuẩn cư trú ở hầu họng của các bệnh nhân mắc bệnh nặng nằm tại bệnh viện.
Tại Việt Nam, viêm phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng từ 21-75%, trong đó viêm phổi do lây nhiễm qua thở máy chiếm đến 90% và được xác định sau thở máy 48 giờ. Đây là vấn đề rất khó khăn mà các khoa lâm sàng, đặc biệt là khoa hồi sức tích cực đang phải đương đầu vì khó chẩn đoán, thời gian điều trị kéo dài, tốn kém rất nhiều chi phí cho người bệnh, gia đình và ngành y tế.
Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế được xem là một phần của viêm phổi mắc phải ở bệnh viện do người bệnh được chăm sóc hay điều trị sau khi:
Viêm phổi do khí thở là tình trạng người bệnh hít phải lượng lớn dị vật từ đường thở (miệng, hầu họng, dạ dày,…) sau đó rơi vào phổi 2 bên. Các dị vật có thể là nước bọt, thức ăn, hóa chất, axit dịch vị,… nếu chúng đi vào phổi sẽ kích thích phản ứng viêm của niêm mạc phổi, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm phổi.
Viêm phổi là bệnh lý dễ chuyển biến xấu và tiên lượng nặng khi xảy ra các biến chứng. Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, khoảng 25% người trên 65 tuổi mắc viêm phổi có nguy cơ tử vong; 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng viêm phổi nặng nề như:
Thời tiết thất thường khiến nhiều người lớn, người cao tuổi mắc viêm phổi nặng do phế cầu khuẩn dẫn đến suy hô hấp phải cấp cứu. Đồng thời mùa hè, việc nằm điều hòa quá lạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi ở người già. Đặc biệt là với những người già suy giảm nhận thức, yếu liệt phải nằm một chỗ không thể tự chủ động điều chỉnh nhiệt độ hay tự đắp chăn. Bên cạnh đó, khả năng cảm nhận của người già cũng đã bị suy giảm nên khó cảm thấy bản thân bị lạnh. Ở người cao tuổi tình trạng bệnh thường nặng, nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm, quá trình điều trị kéo dài và rất tốn kém.
Theo thống kê, có tới hơn 50 loại viêm phổi từ nhẹ đến nặng. Viêm phổi nhẹ có thể tự khỏi, nhưng cũng có rất nhiều loại viêm phổi có biến chứng nặng, dễ gây tử vong như viêm phổi do virus SARS-CoV-2, viêm phổi do phế cầu khuẩn, viêm phổi do não mô cầu khuẩn,… Chính vì thế, khi có triệu chứng nghi ngờ viêm phổi, cần đến khám ngay tại các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám kịp thời. Không nên chủ quan nghĩ viêm phổi có thể tự khỏi mà không điều trị hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến các biến chứng khó lường.
Nhiều tổ chức về sức khỏe cộng đồng quốc tế gọi bệnh viêm phổi là “dịch bệnh bị lãng quên” vì đang có hàng triệu người chủ quan hoặc lầm tưởng về mức độ nguy hiểm của bệnh. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị viêm phổi, trong đó trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,… là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nên có tỷ lệ lây nhiễm viêm phổi rất cao, biến chứng nặng nề, điều trị kéo dài, với tỷ lệ tử vong cao. BS.CKI Bạch Thị Chính đã đưa ra các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị đe dọa bởi viêm phổi nhiều nhất:
Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là đối tượng dưới 2 tháng tuổi với hệ hô hấp và hệ miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn thiện nên có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất. Thống kê của WHO, viêm phổi trẻ em gây ra cái chết của gần 800.000 trẻ trên thế giới, trong đó có đến 22% là trẻ từ 1-5 tuổi, đây là con số đáng báo động khi trẻ em hoàn toàn có thể được bảo vệ khỏi bệnh viêm phổi bằng các biện pháp can thiệp đơn giản như chủng ngừa vắc xin, được điều trị bằng thuốc và chăm sóc công nghệ thấp, chi phí thấp.
Người già, người lớn tuổi hội tụ rất nhiều các yếu tố nguy cơ đặc thù thúc đẩy và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi như sức khỏe và hệ thống miễn dịch suy yếu, đồng mắc nhiều bệnh lý mãn tính (COPD, hen suyễn, đái tháo đường, tim mạch,…), chức năng phổi giảm theo tuổi tác, khả năng thích nghi kém và sự tác động của nhiều có yếu tố có hại (nghiện thuốc lá, thuốc lào, bia rượu). Người lớn tuổi mắc viêm phổi nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời rất dễ gặp biến chứng nặng nề, điển hình là suy hô hấp, thở máy, chạy ECMO và tử vong nhanh chóng.
Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai suy yếu, chức năng tim – phổi cũng bị suy giảm nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây viêm phổi cao hơn người bình thường nhiều lần. Nếu mẹ bầu mắc viêm phổi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi, làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, sinh non, sảy thai.
Phụ nữ mang thai nếu mắc Covid-19, đặc biệt biến chứng viêm phổi thật là điều rất tồi tệ. Gánh nặng bệnh tật cho mẹ bầu lớn hơn gấp cả trăm lần so với người bình thường khi người mẹ phải thở máy, chạy ECMO, dùng kháng sinh liều cao, em bé có nguy cơ sinh non, lây nhiễm bệnh,… thậm chí đe dọa tính mạng.