{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}
{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}
Khi bước vào sân của Thanh Minh Cổ Miếu du khách sẽ thấy được cổng tam quan được phụ dựng xây mới theo phong cách của các cổng tam quan ở Đài Loan, với màu trằng của đá với 5 tầng mái được chạm trổ đá công phu với lưỡng long tranh châu, long phụng, và bốn chữ “Thanh Minh Cổ Miếu”bằng chứ Hán màu vàng nhìn rất uy nghiêm và bốn câu đối trên bốn cột của cổng và cặp tượng sư tử đá đặc trưng của người Hoa.
Thanh Minh Cổ Miếu có diện tích ngang 25m x dài 58m. Riêng phần nội thất và hai phòng Đông lang, Tây lang có chiều ngang 25m x dài 17m. Thanh Minh Cổ Miếu được xây dựng theo hình chữ “Phú”, tượng trưng cho ước vọng sung túc, phú quý. Cũng như các đình, chùa, miếu khác của người Hoa tại vùng đất Nam Bộ, Thanh Minh Cổ Miếu có mái là lớp ngói cổ màu xanh lưu ly, bên trên được trang trí bằng gốm tráng men màu các tượng “Lưỡng long tranh châu”, “Long phụng hoà minh”, tượng trưng cho âm dương hoà hợp, sung túc, no đủ.
Trong sân cổ miếu rộng rãi. Mặt tiền chính điện hướng về hướng Bắc, hai bên hữu tả cửa chính là hai bức bích hoạ vẽ tranh phong thủy xưa với đôi liễn “Phong điều vũ thuận dân an lạc” – “Hải án hà thanh thế thái bình”, ngụ ý chúc bà con bá tánh an hưởng thanh bình và phồn vinh. Và hình phù điêu Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ”và với nhiều hình ảnh tứ quý như “Mai Lan Cúc Trúc”, “Xuân Hạ Thu Đông”, hình ảnh “Bác Tiên, Trúc Lâm Thất Hiền”.
Trên bộ khung cửa chính, có bức biển đại tự “Thanh Minh Cổ Miếu” sơn son thếp vàng rực rỡ (được hoàn thành vào năm 1923), bên dưới là đôi lân làm bằng gốm tráng men, thường được gọi là “Nhị lân quản ngõ”. Tiếp đến là đôi cánh cửa gỗ được làm từ danh mộc, hoạ hình tướng Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo làm hai vị thần hộ môn, trông rất uy nghi, lẫm liệt.
Từ tiền điện đến trước chánh điện có 7 đôi cột gỗ tròn bằng danh mộc, một đôi cột tròn bằng xi-măng đắp nổi hình rồng. Trên đầu các đôi cột này đều gắn những bức hoành phi, câu đối có niên đại từ thế kỷ XIX.
Chánh điện là nơi tập trung nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo như: bao lam, hoành phi, câu đối, tượng điêu khắc gỗ được chạm trổ tinh vi, vàng son rực rỡ. Sát vách trong của chánh điện là ba khánh thờ. Khánh thờ ở giữa là Quyền Thiên Thượng Đế với dáng vẻ uy nghi, hai gian tả hữu thờ Ông Bổn và Tam Sơn Quốc Vương được bày trí trang trọng không kém… Trên vách chánh điện là các bích hoạ về tích truyện Trung Quốc xưa như: Tam quốc chí, Phong thần, Tiên ông hóa sơn, Lý Bạch say rượu…
Khoảng trống hai bên trung điện có “Thiên tĩnh” để lấy ánh sáng và tạo sự thoáng đạt cho cổ miếu. Trong đợt trùng tu vào năm 1992, Thanh Minh Cổ Miếu có xây mới bàn thờ bằng đá mài và đắp nổi hai bức tranh lớn bằng xi-măng “Tả thanh long”, “Hữu bạch hổ”.
Trên các cây đòn dông, cây xiên đỡ mái đều là những tác phẩm điêu khắc được chạm trổ kỳ công,hình vẽ những tuyệt tác hội họa về tứ linh, tứ thời, cá hoá rồng, phước lộc thọ… Cổ miếu Vĩnh Châu còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn các bức hoành phi, liễn đối, sơn son thếp vàng, được khắc bằng tiếng Hán cổ như: “Tam đức hồng hộ”, “Thánh đức an bang”, “Phước ánh vạn gia”, “Anh linh vạn cổ”, “Trạch cập vạn phương”, “Đức đại ân hồng”, “Hựu ngã lê dân”… Ngoài ra, Thanh Minh Cổ Miếu còn có nhiều cổ vật quý hiếm khác là bộ lư quỳ cổ, chuông đồng cổ, các bộ bàn thờ (quý tự) làm bằng gỗ quý… được nghệ nhân chạm khắc ba lớp hết sức tinh xảo.
Sau hơn 3 năm trùng tu thì vào tháng 3 năm 2023 đã mở của và đón du khách khắp nơi đến để tham quan chiêm bái cũng như tìm hiểu về lịch sử của Miếu cũng cầu bình an cho gia đình và người thân.
Thanh Minh cổ miếu hay còn gọi Chùa Ông nằm tọa lạc tại đường Nguyễn Huệ, Khóm 1, Phường 1, Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng.