Khi bắt đầu làm việc tại một doanh nghiệp, tổ chức, người lao động phải trả qua một khoảng thời gian thử việc. Vậy thời gian thử việc có phải đóng BHXH không? Quy định về thời gian thử việc tối đa và mức lương thửu việc là bao nhiêu? Có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? Trong bài viết này, EFY Việt Nam sẽ giải đáp vướng mắc này.
Khi bắt đầu làm việc tại một doanh nghiệp, tổ chức, người lao động phải trả qua một khoảng thời gian thử việc. Vậy thời gian thử việc có phải đóng BHXH không? Quy định về thời gian thử việc tối đa và mức lương thửu việc là bao nhiêu? Có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? Trong bài viết này, EFY Việt Nam sẽ giải đáp vướng mắc này.
Căn cứ theo điều 26 Bộ luật lao động - Luật số 10/2012/QH13:
Thời gian thử việc tối đa sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau:
- Thời gia thử việc tối đa không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kĩ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Thời gian thử việc tối đa không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Thời gian thử việc tối đa hông quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không cần phải bồi thường nếu việc làm thử của 2 bên không đạt yêu cầu như đã thoả thuận
Căn cứ Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định là thu nhập chịu thế thu nhập cá nhân (TNCN). Do đó, tiền lương thử việc cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
Vì vậy, trước khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động được phép trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111.
Tuy nhiên theo quy định này, người lao động chỉ phải nộp thuế TNCN trong các trường hợp sau:
- Người lao động thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên mà có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công > 11 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc, nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải > 15,4 triệu đồng/tháng).
- Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng không làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN gửi người sử dụng lao động sẽ bị khấu trừ 10% tiền lương thử việc.
Trên đây là những chia sẻ về mức lương thử việc và thời gian thử việc tối đa. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho người lao động và bên sử dụng lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng thử việc.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
Điều 26 BLLĐ năm 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
- Theo điều 4, điều 13, điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN gồm:
+ Người làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ tháng 1/1/2018);
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Điều 26, điều 27 Bộ Luật lao động – Luật số 10/2012/QH13 quy định:
+ Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.
+ Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này, không bao gồm nội dung về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
=> Thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong thời gian thử việc có phải tham gia BHXH không?
Tuy nhiên: Theo Khoản 3 Điều 186 Bộ Luật lao động quy định:
- Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.
=> Vậy nên, mặc dù không phải tham gia BHXH cho người lao động thử việc nhưng Công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương cho NLĐ 1 khoản tiền tương đương với tỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc thuộc phần trách nhiệm của công ty là 22% (bao gồm: BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%).
- Theo điểm 3 Công văn số 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/07/2011
Đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong HĐLĐ mà HĐLĐ đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì người sử dụng và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ.
- Nếu thời gian thử việc doanh nghiệp làm hợp đồng thử việc rõ ràng => Thì không phải đóng BHXH.
- Nếu thời gian thử việc mà ghi trong HĐLĐ dài hạn hoặc > 3 tháng thì sẽ phải đóng BHXH cho cả thời gian thử việc đó.
- Kết thúc thời gian thử việc phải có quyết định là làm tiếp hay nghỉ việc (Nếu làm tiếp phải ký HĐLĐ và phải tham gia BHXH).