Nông Nghiệp) Định Hướng Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Bền Vững Vùng Đbscl

Nông Nghiệp) Định Hướng Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Bền Vững Vùng Đbscl

Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, giữ vững vai trò trụ đỡ nền kinh tế. Toàn ngành đã nỗ lực lớn, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới tư duy để vượt qua khó khăn, thách thức, đạt các mục tiêu đề ra trong sản xuất, xuất khẩu và xây dựng nông thôn mới.

Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, giữ vững vai trò trụ đỡ nền kinh tế. Toàn ngành đã nỗ lực lớn, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới tư duy để vượt qua khó khăn, thách thức, đạt các mục tiêu đề ra trong sản xuất, xuất khẩu và xây dựng nông thôn mới.

Phát triển các khu liên hợp sản xuất nông nghiệp quy mô lớn

Hưởng ứng kêu gọi của Chính phủ về phát triển nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, năm 2017, THACO đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và thực hiện chiến lược “công nghiệp hóa nông nghiệp” dựa trên những lợi thế từ ngành Cơ khí và Ô tô. Năm 2019, THACO thành lập Công ty cổ phần Nông nghiệp Trường Hải (THACO AGRI) thực hiện chiến lược đầu tư sản xuất nông nghiệp trên diện tích 84.000 hecta tại 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Tính đến nay, THACO AGRI đã đầu tư và cơ bản hoàn thiện mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên nền tảng hữu cơ theo hướng tích hợp/tuần hoàn, bao gồm: trồng trọt chuối, dứa, cây ăn trái (sầu riêng, xoài, bưởi…), cây lâm nghiệp; chăn nuôi bò, heo, cá và các loại gia súc khác; sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất vật tư, thiết bị nông nghiệp.

Các khu liên hợp được quy hoạch và đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và các công trình trên đất để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn sinh học và an sinh cho người lao động. Tính đến cuối năm 2023, tổng doanh thu của THACO AGRI đạt gần 3.500 tỷ đồng, tổng đàn bò đạt gần 79.000 con, tổng đàn heo đạt 58.000 con, sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt 84.000 tấn. Với quy mô đầu tư lớn, đồng bộ và hiện đại, THACO AGRI cung cấp ra thị trường các sản phẩm trái cây hữu cơ (tươi và chế biến) với sản lượng lớn và chất lượng ổn định. Đáng chú ý, mặt hàng trái cây tươi của Tập đoàn đã xuất khẩu được sang các thị trường có sức tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… với tổng sản lượng là 123.000 tấn, đạt 85 triệu USD.

Đẩy mạnh đầu tư, tuyển dụng nhân sự

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Song theo các chuyên gia kinh tế, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Kiên định với chiến lược sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên nền tảng hữu cơ, năm 2024, THACO AGRI tiếp tục đầu tư 5.800 tỷ đồng vào các dự án đầu tư xây dựng, trồng mới, chăn nuôi tạo nền tảng để phát triển nông nghiệp bền vững. Theo đó, THACO AGRI thực hiện trồng mới 7.600 hecta chuối, nâng tổng diện tích sản xuất chuối lên 11.600 hecta. Ngoài ra, Tập đoàn cũng đặt kế hoạch nâng tổng số đàn bò đến cuối năm 2024 là 151.500 con, sản lượng bò xuất bán ước đạt 17.200 con; tổng diện tích cây ăn trái kết hợp chăn nuôi bò là 7.100 hecta và diện tích cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi bò là 580 hecta, sản lượng trái cây ước đạt 7.200 tấn....Đồng thời, tiếp tục chăm sóc thu hoạch mủ cao su trên tổng diện tích 9.500 hecta, sản lượng mủ cao su dự kiến đạt 14.400 tấn; tổ chức chăn nuôi heo với tổng đàn 136.600 con, sản lượng heo thịt xuất bán năm 2024 ước đạt 158.800 con; sản xuất 120.000 tấn thức ăn chăn nuôi; tiếp tục phát triển dự án nuôi cá nước ngọt giá trị cao, trong đó hoàn thiện trại cá giống và nuôi đại trà cá thịt.

Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, THACO AGRI đang đẩy mạnh tuyển dụng 12.600 nhân sự, nâng tổng số nhân sự biên chế của THACO AGRI đến cuối năm nay là 34.300 nhân sự. Trong đó, Tập đoàn tập trung tuyển dụng công nhân tại các địa phương thuộc Lào, Campuchia và nhân sự kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi là người nước ngoài.

Song song với hoạt động sản xuất kinh doanh, THACO AGRI cũng luôn quan tâm, chăm lo đời sống cho người lao động như: xây dựng các khu nhà ở miễn phí, các cửa hàng tiện ích; thực hiện ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; thành lập các phòng y tế khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người lao động khi đau ốm; tổ chức lớp học miễn phí cho con em người lao động Campuchia…

Với tầm nhìn “Trở thành Tập đoàn nông nghiệp hàng đầu khu vực ASEAN vào năm 2025”, THACO AGRI đã và đang đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh theo lộ trình bài bản, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm Việt khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, hoàn thiện các chính sách, chế độ và xây dựng môi trường làm việc văn hóa, thuận tiện để thu hút đội ngũ nhân sự phù hợp, hướng đến phát triển bền vững.

Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ đang dần nở rộ và phát triển một cách nhanh chóng tại Việt Nam. Bằng chứng là ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh nông sản hữu cơ, trồng trọt hữu cơ với đa dạng các loại cây trồng.

Tạo mọi điều kiện phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trên thực tế, phát triển nông nghiệp hữu cơ đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua và có xu hướng tiếp tục tăng cao. Bởi sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, hướng tới xuất khẩu, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới.

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ "khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn". Trước đó, năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ và năm 2020 có Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2,5-3% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng hơn 2% tổng diện tích đất trồng trọt. Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 2-3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước. Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,5-3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản… Giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,5-1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhiều địa phương đã chú trọng đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trước và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của người dân.

Điển hình như mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao của Hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (huyện Đan Phượng, Hà Nội) là một trong 125 mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu của toàn quốc. Với 5ha trồng đa dạng các loại rau, củ, hiện trung bình mỗi ngày hợp tác xã thu hoạch từ 2 - 4 tấn rau xanh với giá bán từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Giá trị thu nhập bình quân của hợp tác xã đạt gần 6,6 tỷ đồng/ha/năm; thu nhập của mỗi thành viên tham gia hợp tác xã đạt trung bình 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Giám đốc Hợp tác xã Đặng Thị Cuối chia sẻ: "Với số vốn gần 7 tỷ đồng, trên diện tích hơn 5ha, hợp tác xã đã đầu tư 7.000m2 nhà màng, áp dụng sản xuất CNC và không ngừng đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất nông nghiệp, đến nay quy mô đã tăng gấp 3 lần, với nhiều loại cây trồng khác nhau. Năm 2021, hợp tác xã đã thành công lớn với mô hình trồng nho hạ đen mở ra hướng mới trong phát triển nông nghiệp CNC gắn với du lịch sinh thái".

Bà Đặng Thị Cuối đang chăm sóc vườn rau hữu cơ

Hay đối với Vĩnh Phúc, những năm qua, tỉnh  đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ. Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích trên 4.800 ha tại 71 xã, phường, thị trấn; mô hình hữu cơ trên cây ba kích với và liên kết sản xuất, tiêu thụ trà hoa vàng theo hướng hữu cơ trên diện tích 4 ha tại huyện Tam Đảo; mô hình trồng nho Hạ đen tại huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Nhiều mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ cũng đã được hình thành như: cùng trồng thanh long ruột đỏ theo hướng hữu cơ tại huyện Lập Thạch; vùng trồng rau su su theo hướng hữu cơ tại huyện Tam Đảo; vùng trồng lúa gạo theo hướng hữu cơ tại các huyện: Bình Xuyên, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương; chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ tại các huyện: Bình Xuyên, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch và Yên Lạc…

Để tiếp thêm động lực, tạo sức lan tỏa phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023 - 2025".

Trong năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến sẽ dành hơn 47 tỷ đồng; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 9,4 tỷ đồng để xây dựng các mô hình điểm và hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương rà soát, lựa chọn cơ sở sản xuất tham gia mô hình là các đơn vị, tổ chức, cá nhân có năng lực đầu tư, điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, có khả năng tổ chức và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Mô hình trồng thanh long đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: vinhphuc.gov.vn)

Hay một loạt các địa phương khác: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lâm Đồng, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh… cũng đã và đang không ngừng nhân rộng nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ hiệu quả, góp phần thiết thực trong nhân rộng và lan tỏa sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Có thể thấy, sự nâng cao chất lượng và mức sống đã khiến cho nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng nhiều. Ngành sản xuất hữu cơ tại Việt Nam đang được nhiều người quan tâm đón nhận. Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ được nhà nước đầu tư đẩy mạnh hơn trong những năm gần đây và cả định hướng trong tương lai.