Hoạt động chủ đạo của một đứa trẻ ở lứa tuổi mầm non chính là hoạt động vui chơi, chính vì vậy mà việc dạy bé chơi với những đồ chơi đó như thế nào là rất cần thiết. Không chỉ hướng dẫn bé chơi mà ngay cả việc chúng ta lấy và cất chúng như thế nào cũng giúp trẻ hình thành những kỹ năng tốt khi hoạt động với đồ chơi của trẻ.
Hoạt động chủ đạo của một đứa trẻ ở lứa tuổi mầm non chính là hoạt động vui chơi, chính vì vậy mà việc dạy bé chơi với những đồ chơi đó như thế nào là rất cần thiết. Không chỉ hướng dẫn bé chơi mà ngay cả việc chúng ta lấy và cất chúng như thế nào cũng giúp trẻ hình thành những kỹ năng tốt khi hoạt động với đồ chơi của trẻ.
Hiện nay tại nhiều trường mầm non đã áp dụng dạy các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ để giúp bé có thể hoàn thiện và phát triển tốt nhất mọi mặt. Dưới đây là 9 kỹ năng sống cần thiết mà trẻ nên được học để có thể nhận thức và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Dạy con cách ứng xử với người lạ là điều nên làm vì trong cuộc sống bé sẽ tiếp xúc với rất nhiều người lạ. Bé có thể tiếp xúc với người lạ khi đi học hay các buổi đi dã ngoại, thăm quan cùng lớp.
Giải thích cho bé một cách kỹ lưỡng về tình huống gặp những người có ý đồ xấu, cách họ tiếp cận và làm hại đến con. Hãy dạy trẻ từ chối nhận quà hoặc không tiếp xúc quá gần với người khác, kiên quyết từ chối một cách lễ phép.
Có thể thông qua các tình huống đóng vai người lạ cho bé đồ, rủ bé đi chơi để xem phản ứng của trẻ thế nào. Thông qua đó có những hướng dẫn phù hợp giúp trẻ ghi nhớ.
Việc bé tự tin khẳng định mình trước mọi người sẽ giúp bé mạnh dạn và hòa đồng với mọi người. Nếu con là một đứa trẻ tự ti, nhạy cảm thì việc dạy con tự tin vào mình là điều cần thiết. Bé có thể tự lên tiếng khi không hiểu bài trên lớp, đưa ra các ý kiến của mình khi cần thiết. Từ đó giúp trẻ trưởng thành hơn, tự tin hơn và không bị thụt lùi so với các bạn bè đồng lứa.
Giai đoạn dạy trẻ tự tin và bản thân mình cần diễn ra từ từ, cho bé có thời gian làm quen và thích nghi. Việc dạy bé ngay khi còn nhỏ rất tốt sẽ giúp con rèn luyện đức tính trung thực. Trẻ thoải mái đưa ra ý kiến của chính mình để con có thể phát triển toàn diện và tốt nhất.
Khi trẻ 5 tuổi bắt đầu có nhận thức về cơ thể, giới tính nên việc giáo dục giới tính cho bé càng sớm càng tốt để bé có ý thức bảo vệ bản thân hơn. Có thể bắt đầu từ việc mặc đồ lót, giải thích cho bé hiểu bộ phận sinh dục cần được bảo vệ, chăm sóc không cho bất kỳ ai động chạm vào.
Bố mẹ nên giáo dục giới tính cho trẻ về sự khác biệt giữa con trai và con gái, giúp bé hình thành ý thức đúng về giới tính của mình. Lắng nghe cảm nhận của con, thông qua các hoạt động vui chơi cùng con để giúp con xác định các hoạt động dành cho nam và nữ.
Hạn chế cho bé xem film, hình ảnh không lành mạnh hay sờ mó lung tung lên cơ thể để bé tự tin và chăm sóc bản thân mình.
Tư duy, lập luận, phản biện giúp trẻ phân tích, chọn lọc thông tin hữu ích trong hàng trăm thông tin hàng ngày. Cha mẹ cùng con hóa thân thành các nhân vật có thật, đưa ra tình huống giả định và giải quyết các tình huống đó. Khi trẻ đưa ra những nhận định chưa chính xác hãy giúp con phân tích để có tiếp nhận đúng đắn.
Việc đưa ra cho trẻ những câu hỏi, khuyến khích con tự tìm đáp án là cách thức hiệu quả giúp trẻ rèn luyện tư duy, lập luận, phản biện. Luôn để trẻ là người có ý tưởng đầu tiên, tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề đầu tiện kích thích sự hưng phấn, tìm tòi và sáng tạo.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi là cần thiết, tuy nhiên các bậc phụ huynh hay trường mầm non cần lưu ý sự phù hợp với lứa tuổi và phương pháp giáo dục. Đảm bảo bé sẽ tiếp thu và học hỏi để phát triển toàn diện các kỹ năng trong cuộc sống thường ngày.
Thường các cha mẹ nghĩ rằng con còn quá nhỏ chưa cần phải dạy các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ. Tuy nhiên trẻ nên được dạy kỹ năng sống khi bắt đầu có khả năng tiếp thu kiến thức, thực hành kỹ năng khi được chỉ bảo.
5 tuổi được xem là “thời điểm vàng” dạy kỹ năng sống để bé hình thành và phát triển tốt nhất về mọi mặt. Lúc này trẻ đến trường, học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, tiếp xúc với nhiều người lạ. Đây cũng là giai đoạn cần cung cấp những kích thích nhằm tạo nên những kết nối trên hệ thần kinh, để trẻ tiếp thu và phát triển toàn diện cả tinh thần, trí tuệ và thể chất.
Việc dạy con khi ở độ tuổi này sẽ giúp bé trang bị được kiến thức tốt có thể xử lý được các tình huống nguy hiểm vì bố mẹ không thể ở bên con 24/24h được. Vì thế lựa chọn độ tuổi phù hợp tốt nhất để dạy con các kỹ năng cơ bản để con có thể tự lập, tự giải quyết và ứng xử phù hợp khi đã 5 tuổi.
Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực, khả năng thích nghi cho phép đối phó với thách thức và nhu cầu cuộc sống một các hiệu quả. Đây là năng lực của mỗi cá nhân giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Đảm bảo sự tương tác có hiệu quả với những người xung quanh và xử lý tốt tình huống phát sinh.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là việc làm cần thiết, giúp trẻ khẳng định được vị trí của mình, trưởng thành và nhanh chóng hòa nhập vào tập thể, xã hội. Thiếu kỹ năng sống trở thành yếu điểm khiến trẻ không tiếp cận được với môi trường xung quanh.
Giai đoạn 6 năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não, tác động lâu dài đến khả năng học tập và mức độ thành công khi trẻ trưởng thành. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống ở tuổi mầm non là vô cùng cần thiết.
Quá trình rèn luyện kỹ năng sống cần diễn ra thường xuyên, thông qua hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày tại trường và cả ở gia đình. Trẻ hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách. thể lực… một cách toàn diện. Bên cạnh đó trang bị cho trẻ các kỹ năng xử lý tình huống một cách linh hoạt trong cuộc sống.
Rèn luyện kỹ năng sống sớm, ngay trong giai đoạn “vàng” từ 2 đến 6 tuổi để trẻ làm chủ bản thân, có ý thức cao, sống tích cực, hướng tới những điều lành mạnh. Tạo tiền đề cho sức khỏe, năng lực, thành công và tương lai trở thành là công dân có ích cho xã hội.
Tìm hiểu thêm về tâm lý và cảm xúc của con?
Tìm hiểu thêm về tâm lý và cảm xúc của con?
Việc giao tiếp là điều cần thiết để giúp bé thể hiện và diễn đạt được ý tưởng của mình một cách rõ ràng nhất cho mọi người xung quanh. Biết cách giao tiếp trẻ biết lắng nghe, thấu hiểu, xem xét kỹ lưỡng trước khi chia sẻ để lời nói có hiệu quả.
Nếu sai thì phải xin lỗi, mọi người giúp đỡ thì phải biết nói cảm ơn, biết quan tâm và chia sẻ với bạn bè, người thân yêu trong gia đình. Đây là kỹ năng sống cơ bản nhất mà khi 5 tuổi bé nên được học, được dạy từ bố mẹ, từ thầy cô, người lớn tuổi.
Nên giáo dục cho bé biết cách tự vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp đồ đạc của mình dưới sự hướng dẫn của các thầy cô hoặc cha mẹ. Mới đầu bé có thể chưa quen nhưng lâu dần sẽ tạo thành thói quen tốt. Trẻ sẽ biết cách tự lập, tự chăm sóc bản thân khi không có người lớn ở bên cạnh.
Thông qua kỹ năng này, trẻ học được tính kiên nhẫn, lối sống ngăn nắp góp phần xây dựng tính tự lập từ nhỏ. Điều này rất có lợi khi con bước vào những chặng đường dài phía trước, hòa nhập cuộc sống, xã hội.
Nhiều ba mẹ vì quá bao bọc, sợ con tổn tương nên không muốn cho con tự làm việc gì cả, nhưng ba mẹ đừng lo lắng quá. Việc con tự làm được một việc gì đó sẽ giúp con sớm phát triển hơn, sớm tự lập hơn và sẽ ngoan ngoãn hơn. Ba mẹ hãy nhìn xem, những em bé nhà Sakura Montessori còn có thể tự vắt nước cam, tuy đôi tay nhỏ bé có chút vụng về nhưng trong tương lai con sẽ càng tốt hơn, tự làm được nhiều việc lớn hơn.