Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Theo tài liệu thống kê của Tổng cục Chính trị Quân đội Liên Xô hiện lưu trữ tại Văn khố Bộ Quốc phòng Nga, chỉ tính riêng từ tháng 3/1965 đến tháng 12/1974, đã có 6.359 tướng lĩnh, sĩ quan cùng hơn 4.500 hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội Liên Xô đến Việt Nam công tác. Trong đó có nhiều người đã từng kinh qua cuộc "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của nhân dân Liên Xô chiến thắng phát xít Đức.
Các tướng lĩnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ Liên Xô công tác ở các cơ quan cố vấn, chuyên gia về tên lửa phòng không, không quân, hải quân, đặc công, biên phòng, tác chiến điện tử, mật mã, thông tin liên lạc, kỹ thuật vũ khí - đạn, quân y, tham mưu chỉ huy, tình báo quân sự. Theo Đại tá KGB Igor Nikolayevich Morozov, đã có 16 sĩ quan, chiến sĩ Liên Xô hy sinh khi làm nhiệm vụ ở Việt Nam trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ. Hàng chục sĩ quan, chiến sĩ khác bị thương.
Những chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên có mặt ở Việt Nam sau năm 1954 là các sĩ quan, chiến sĩ Biên phòng, khi đó thuộc lực lượng dã chiến NKVD (Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô).
Theo một hiệp định về hợp tác trong bảo vệ biên giới quốc gia được ký giữa Việt Nam và Liên Xô, từ năm 1957 đến năm 1961, một nhóm chuyên gia biên phòng Liên Xô do đại tá Nikita Fyodorovich Karatsupa đã được cử sang Hà Nội để huấn luyện cho lực lượng Cảnh vệ nội địa Việt Nam.
Trong nhóm huấn luyện viên Liên Xô có các chuyên gia về tác chiến vùng núi, vùng có địa hình phức tạp; chuyên gia về trinh sát truy tìm; chuyên gia về võ thuật; chuyên gia huấn luyện ngựa, sử dụng ngựa chiến; chuyên gia huấn luyện chó nghiệp vụ... Các chuyên gia Liên Xô còn tặng cho Việt Nam hơn 30 con ngựa giống Buzuluk, loại ngựa chiến hàng đầu nổi tiếng thế giới, gắn bó với truyền thống lâu đời của người Kazak sông Đông.
Sau 18 tháng miệt mài trên các thao trường, quá trình huấn luyện đã thu được kết quả hết sức tốt đẹp. Ngày 3/3/1959, lực lượng Công an Nhân dân vũ trang Việt Nam ra đời theo Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc sáp nhập lực lượng Cảnh vệ Nội địa và lực lượng Cảnh vệ Biên phòng Việt Nam.
Công an Nhân dân vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ các cửa khẩu trên bộ, cảng biển, cảng hàng không cũng như cảnh vệ nội địa với lực lượng ban đầu là Trung đoàn Cảnh vệ nội địa 600, 8 tiểu đoàn biên phòng và các đồn biên phòng được bố trí trên khắp miền Bắc. Một trong các đồn biên phòng của Việt Nam thời kỳ 1959-1964 trên biên giới Việt - Lào đã được mang tên "Karatsupa".
Năm 1960, theo đề nghị của Đảng, Chính phủ Việt Nam, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã cử sang Việt Nam một nhóm chuyên gia về hàng không do Thượng tướng không quân Nikolai Semyonovich Skripko (sau này là Nguyên soái) giúp ngành hàng không Việt Nam xây dựng các căn cứ sân bay cùng các trạm điều hành không lưu.
Nhóm chuyên gia này đã thực hiện các chuyến bay quân sự - dân sự đầu tiên giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Lào. Trong nhóm chuyên gia hàng không Liên Xô còn có phi công giáo viên trực thăng Meleyev từng lái trực thăng Mi-4 số hiệu VN-51D chuyên trách đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác trong nước. Phi công phụ là thiếu úy Trần Ngọc Bích, tốt nghiệp Trường Không quân số 2 của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Trong nhóm chuyên gia hàng không đầu tiên ấy còn có một phi công kỳ cựu và nổi tiếng khác. Đó là đại tá Sergey Alekseyevich Somov (1920-2011), Anh hùng Liên bang Nga (1996), người chuyên trách lái chính chiếc máy bay vận tải cánh quạt 2 động cơ Lisunov Li-2 mang số hiệu VN-48 chở Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác ở nước ngoài.
Cũng bắt đầu từ năm 1960, các phi công Việt Nam được các chuyên gia Liên Xô đào tạo lái máy bay dân dụng Lisunov Li-2 và Ilyushin IL-14. Đến năm 1962, nhóm chuyên gia của Thượng tướng không quân N. S. Skripko còn hoàn thành việc giúp đỡ Cục Hàng không Việt Nam quy hoạch xây dựng các sân bay, trong đó có hai căn cứ không quân mới rất quan trọng ở Đa Phúc (nay là Nội Bài) và Cát Bi (Hải Phòng).
Các phi công Liên Xô và Việt Nam đã thực hiện 1.900 chuyến bay chung với tổng số giờ bay tích lũy là 4.270 giờ, vận chuyển 7.460 lượt người và 1.000 tấn hàng hóa.
Trong đó, có các chuyến bay thả dù hàng tiếp tế từ Việt Nam đến các căn cứ của Bộ đội Pathet Lào. Ngày 17/2/1961, trong khi làm nhiệm vụ bay thấp thả hàng tiếp tế cho khu căn cứ Pathet Lào tại Sầm Nưa, thượng úy không quân A. N. Solomin đã hy sinh khi máy bay bị trúng đạn bộ binh từ mặt đất bắn lên. Ông là chuyên gia quân sự đầu tiên của Quân đội Liên Xô hy sinh khi đang công tác tại Việt Nam.
Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Trung đoàn tên lửa phòng không 238 của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Ảnh: Wikimedia).
Từ năm 1965, Liên Xô chủ trương tăng cường giúp đỡ về quân sự cho Việt Nam kháng chiến chống Mỹ mà trước mắt là chống cuộc chiến tranh phá hoại của Không quân và hải quân Mỹ ra miền Bắc Việt Nam. Tháng 2/1965, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua Nghị quyết № 525-200, đặt cơ sở cho việc hỗ trợ quân sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cũng trong tháng 2/1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Aleksey Nikolaiyevich Kosygin và Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã ký một hiệp định liên chính phủ. Theo đó, Liên Xô cam kết viện trợ quân sự và cử chuyên gia, huấn luyện viên, nhân viên kỹ thuật hỗ trợ toàn diện cho Việt Nam trong đẩy lùi các cuộc không kích của Mỹ.
Từ năm 1965 đến năm 1972, Liên Xô đã viện trợ quân sự cho Việt Nam những vũ khí hiện đại gồm tên lửa phòng không S-75; máy bay tiêm kích MiG-17 và MiG-21; máy bay ném bom IL-28, máy bay vận tải An-2, Li-2, IL-14, IL-18,...; pháo phòng không 37mm, 57mm và 100mm; pháo mặt đất 105mm, 122mm và 130mm; xe tăng T-34, PT-76 và T-54; tàu cao tốc phóng ngư lôi, tàu quét mìn, tàu tuần tiễu ven bờ; các giàn radar cảnh giới tầm trung và tầm xa…
Theo thống kê do Bộ Quốc phòng Nga được giải mật năm 1999, từ năm 1965 đến năm 1975, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 513.582 tấn hàng quân sự. Trong đó, giai đoạn 1965-1972 là 370.763 tấn.
Số lượng vũ khí, phương tiện mà Liên Xô đã viện trợ trực tiếp cho Việt Nam hoặc gián tiếp (về danh nghĩa) thông qua các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ là rất lớn.
Gồm có: Súng bộ binh; Súng chống tăng; Súng cối các cỡ; Pháo không giật; Lựu pháo: 1.052 khẩu (trực tiếp 789 khẩu).; Pháo cao xạ cỡ nòng 37mm trở lên: 614 khẩu; Tên lửa phòng không SA-75: 94 bộ (mỗi bộ trang bị cho 1 tiểu đoàn) cùng 8.686 quả đạn tên lửa; Tên lửa phòng không vác vai A-72; Tên lửa phòng không S-125: 6 bộ (mỗi bộ trang bị cho 1 tiểu đoàn); Máy bay chiến đấu các loại: 316 chiếc; Tàu chiến các loại: 52 chiếc; Xe tăng các loại: 697 chiếc (trực tiếp 687 chiếc); Radar cảnh giới quốc gia: 40 bộ (trực tiếp 37 bộ) và nhiều vũ khí trang bị khác.
Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam huấn luyện sẵn sàng chiến đấu (Ảnh: Vũ Hoàng - Báo QĐND).
Cùng với khối lượng vũ khí, phương tiện kể trên, Liên Xô đã cử hàng vạn tướng lĩnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, cán bộ kỹ thuật sang làm chuyên gia huấn luyện cho bộ đội Việt Nam sử dụng các vũ khí, phương tiện đó.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các hoạt động, nhân sự và phương tiện, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã quyết định thành lập "Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô" làm việc thường trực ở Việt Nam theo chế độ luân phiên. Nhiệm kỳ của các thành viên trong đoàn có thể từ 9 tháng đến 3 năm tùy theo tình hình chiến sự và vị trí của nhân sự.
Những hoạt động đầu tiên của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam là cùng phía Việt Nam tham gia khảo sát chiến trường. Đầu năm 1965, Đoàn đã tổ chức cho Nguyên soái pháo binh Liên Xô Pavel Nikolayevich Kuleshov đã dẫn đầu một nhóm sĩ quan cao cấp của Tổng cục pháo binh và tên lửa phòng không thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô (GRAU) tiến hành chuyến đi bí mật khắp đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Khu 4 cũ.
Kết quả chuyến đi thăm là các bản kiến nghị rất cụ thể về việc tăng cường trang bị cho lực lượng phòng không mặt đất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Báo cáo tổng hợp của nhóm khảo sát đã kiến nghị trang bị tên lửa phòng không và bổ sung các loại pháo phòng không 37mm và 57mm thay thế cho các khẩu pháo phòng không chiến lợi phẩm Rheinmetall 37mm và Flak 88mm (thu được của phát xít Đức) mà Việt Nam đã dùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ vì các nhà máy ở Liên Xô và Đông Âu đã không còn sản xuất đạn cho các loại pháo đó.
Căn cứ kết quả khảo sát, lãnh đạo Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô cũng đề xuất một kế hoạch chi tiết để đào tạo các kíp chiến đấu của bộ đội Việt Nam sử dụng tên lửa phòng không S-75 là vũ khí phòng không thuộc loại hiện đại khi đó.
Các bạn Liên Xô đã hành động rất khẩn trương. Chỉ 30 ngày sau khi báo cáo được trình về Moskva, tháng 3/1965, Binh chủng Pháo phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhận được hàng trăm khẩu pháo 37mm, hơn 70 khẩu pháo 57mm kèm theo các khí tài ngắm bắn quang - điện tử.
Liên Xô khẳng định, viện trợ cho Việt Nam được thực hiện trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Xô Viết, tuân thủ các điều ước, hiệp ước và thông lệ quốc tế, trên tinh thần anh em, tương trợ lẫn nhau và tình cảm quốc tế vô sản sâu sắc.
Các chuyên gia tên lửa Liên Xô và bộ đội Việt Nam ở Trại Cau, Thái Nguyên (Ảnh: Tư liệu).
Nhờ những khẩu pháo này, bộ đội cao xạ phòng không Việt Nam đã đánh những trận đầu xuất sắc, bắn hạ nhiều máy bay đối phương. Các phi công thuộc Trung đoàn tiêm kích 921 Sao Đỏ của Binh chủng Không quân Nhân dân Việt Nam trẻ tuổi, ý chí kiên cường bất khuất, chỉ với các máy bay MiG-17 mới được viện trợ có tốc độ dưới tốc độ âm thanh nhưng đã bắn rơi 2 chiếc F-8U của hải quân Mỹ và 2 chiếc cường kích đa năng F-105D có tốc độ siêu âm trong các trận đánh này. Tướng không quân Mỹ William W. Momyer đã phải cay đắng xác nhận "ngày 4/4/1965 là ngày đen tối nhất của Không lực Hoa Kỳ".
Nhà nghiên cứu chính trị, Phó tiến sĩ khoa học Mikhail Antonovich Anaymanov khi sưu tập tài liệu trong kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng Nga đã tìm thấy rất nhiều đơn, thư tình nguyện của các sĩ quan và chiến sĩ quân đội Xô Viết khi đó bày tỏ nguyện vọng muốn được sang Việt Nam công tác.
Tuy nhiên, việc chọn lọc được tiến hành rất kỹ lưỡng. Đầu tháng 2/1965, những chuyên gia và cán bộ kỹ thuật tên lửa phòng không đầu tiên được lựa chọn đã tập trung ở căn cứ của Tập đoàn quân phòng không số 4 đóng ở thành phố Sverdlovsk. Chính đơn vị này đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát phản lực U-2 của Mỹ xâm phạm vùng trời Liên Xô ở độ cao 20km, bắt sống trung tá phi công Mỹ Francis Power.
Các tướng lĩnh Liên Xô muốn các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn, sĩ quan điều khiển và các kíp trắc thủ đơn vị đã qua thực chiến bằng tên lửa S-75 này truyền lại kinh nghiệm chiến đấu của họ cho những người đồng chí Việt Nam.
Việc huấn luyện cũng được thực hiện rất nghiêm túc. Các ứng viên được phổ biến những thông tin cơ bản về chiến tranh ở Việt Nam, nghiên cứu kỹ các tài liệu về đất nước và con người Việt Nam từ lịch sử, chính trị cho đến kinh tế, văn hóa cũng như đời sống, phong tục, tập quán của người Việt Nam. Họ phải trải qua nhiều vòng phỏng vấn và trắc nghiệm tâm lý rất kỹ lưỡng.
Đầu tháng 3/1965, những ứng viên được lựa chọn đã được nhận hộ chiếu công vụ. Các sĩ quan nắm giữ các thông tin tuyệt mật về vũ khí, khí tài đều phải dùng bí danh. Họ đến Việt Nam bằng tàu hỏa hoặc máy bay dưới danh nghĩa đi công tác kinh tế thương mại. Đầu tháng 3/1965, đoàn chuyên gia huấn luyện viên và kỹ thuật viên tên lửa phòng không Liên Xô do Đại tá pháo binh Aleksandr Matveyevich Dzyda đã tề tựu đông đủ tại Hà Nội.
Ở Ukraina, Lviv và Kiev đã tổ chức Ngày quốc khánh Ucraina vào ngày 22 tháng 1 năm 1989. Hàng ngàn người tập trung tại Lviv vì một dịch vụ tôn giáo trái phép ở phía trước Nhà thờ St. George. Tại Kiev, 60 nhà hoạt động đã gặp nhau trong một căn hộ ở Kiev để kỷ niệm tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Ucraina năm 1918. Vào ngày 11-12 tháng 2 năm 1989, Hội Ngôn ngữ Ucraina đã tổ chức Đại hội thành lập. Ngày 15 tháng 2 năm 1989, việc thành lập Ủy ban sáng kiến cho sự gia hạn của Giáo hội Chính thống Giáo phận người Ukraina đã được công bố. Chương trình và quy chế của phong trào đã được đề xuất bởi Liên minh Nhà văn Ukraine và đã được xuất bản trên tạp chí Literaturna Ukraina ngày 16 tháng 2 năm 1989. Tổ chức này báo trước những người bất đồng chính kiến Ucraina như Vyacheslav Chornovil.
Vào cuối tháng Hai, các cuộc biểu tình công khai lớn diễn ra tại Kiev để phản đối luật bầu cử, vào đêm trước ngày 26 tháng 3 tới Đại hội đại biểu Liên Xô, và kêu gọi từ chức Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraine, Volodymyr Shcherbytsky, đắm mình trong vai trò "mastodon của sự trì trệ". Các cuộc biểu tình trùng hợp với chuyến thăm Ukraina của Tổng thống Xô viết Gorbachev. Vào ngày 26 tháng 2 năm 1989, từ 20.000 đến 30.000 người đã tham gia một dịch vụ tưởng niệm đại kết không được đề cập ở Lviv, đánh dấu kỷ niệm cái chết của nghệ sĩ Ucraina thế kỷ 19 và dân tộc Taras Shevchenko.
Vào ngày 4 tháng 3 năm 1989, Hội Tưởng niệm, cam kết tôn vinh các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và làm sạch xã hội của các thực hành của Liên Xô, được thành lập tại Kiev. Một cuộc biểu tình công khai được tổ chức vào ngày hôm sau. Vào ngày 12 tháng 3, một cuộc họp trước cuộc bầu cử được tổ chức tại Lviv bởi Liên đoàn Helsinki Ucraina và Hội Marian Myloserdia (lòng từ bi) đã bị phân tán dữ dội, và gần 300 người đã bị giam giữ. Vào ngày 26 tháng 3, các cuộc bầu cử đã được tổ chức tại đại hội công đoàn của đại biểu nhân dân; cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 9 tháng 4, 14 tháng 5 và 21 tháng Năm. Trong số 225 đại biểu Ucraina, hầu hết đều là người bảo thủ, mặc dù một số tiến bộ đã thực hiện việc cắt giảm.
Từ ngày 20 đến 23 tháng 4 năm 1989, các cuộc họp trước bầu cử đã được tổ chức tại Lviv trong bốn ngày liên tiếp, thu hút đám đông lên đến 25.000 người. Hành động này bao gồm một một giờ cảnh cáo bạo loạn tại tám nhà máy và tổ chức địa phương. Đây là cuộc đình công lao động đầu tiên tại Lviv từ năm 1944. Vào ngày 3 tháng 5, một cuộc biểu tình trước cuộc bầu cử đã thu hút 30.000 người tại Lviv. Vào ngày 7 tháng 5, Hội Tưởng niệm đã tổ chức một cuộc họp quần chúng tại Bykivnia, một khu mộ tập thể nạn nhân của người Ba Lan bị xử bắn vào thời Stalin. Sau khi một cuộc diễu hành từ Kiev đến trang khu mộ, một cuộc tưởng niệm đã được tổ chức.
Từ giữa tháng 5 đến tháng 9 năm 1989, các giáo sĩ người Công giáo Hy Lạp đã biểu tình phản đối Arbat của Moscow để kêu gọi sự chú ý đến hoàn cảnh của Giáo hội của họ. Họ đặc biệt tích cực trong phiên họp tháng 7 của Hội đồng Giáo hội Thế giới được tổ chức tại Moscow. Cuộc biểu tình kết thúc với các vụ bắt giữ của nhóm vào ngày 18 tháng 9. Vào ngày 27 tháng 5 năm 1989, hội nghị sáng lập của Hội Tưởng niệm khu vực Lviv đã được tổ chức. Vào ngày 18 tháng 6 năm 1989, ước tính 100.000 tín hữu đã tham gia vào các dịch vụ tôn giáo công cộng ở Ivano-Frankivsk ở miền tây Ukraine, đáp ứng lời kêu gọi quốc tế của Hồng y Myroslav Lubachivsky cho một ngày cầu nguyện quốc tế.
Vào ngày 19 tháng 8 năm 1989, Giáo xứ Chính thống Thánh Phêrô và Phao-lô của Nga thông báo sẽ chuyển sang Giáo hội Chính thống Giáo dân Do Thái của Ukraina. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1989, hàng chục nghìn người Ukraine đã phản đối dự luật bầu cử dự trữ những ghế đặc biệt cho Đảng Cộng sản và cho các tổ chức chính thức khác: 50.000 người ở Lviv, 40.000 người ở Kiev, 10.000 người ở Zhytomyr, 5.000 người tại Dniprodzerzhynsk và Chervonohrad, và 2.000 ở Kharkiv. Từ ngày 8-10 tháng 10 năm 1989, nhà văn Ivan Drach được bầu làm thủ lĩnh Rukh, Phong trào Nhân dân Ukraine, tại đại hội thành lập của nó ở Kiev. Vào ngày 17 tháng 9, từ 150.000 đến 200.000 người đã hành quân ở Lviv, đòi hỏi sự hợp pháp hóa của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ucraina. Vào ngày 21 tháng 9 năm 1989, việc khai quật một ngôi mộ tập thể bắt đầu ở Demianiv Laz, một bản chất bảo tồn ở phía nam của Ivano-Frankivsk. Vào ngày 28 tháng 9, Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraine Volodymyr Shcherbytsky, một sự tiếp quản từ thời Brezhnev, đã được thay thế bởi Vladimir Ivashko.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1989, một cuộc biểu tình hòa bình từ 10.000 đến 15.000 người đã bị giải tán bởi lực lượng dân quân trước sân vận động Druzhba của Lviv, nơi một buổi hòa nhạc kỷ niệm sự thống nhất đất nước của người Ukraine đã được tổ chức. Vào ngày 10 tháng 10, Ivano-Frankivsk là nơi diễn ra cuộc biểu tình trước bầu cử với sự tham dự của 30.000 người. Vào ngày 15 tháng 10, hàng nghìn người tụ họp ở Chervonohrad, Chernivtsi, Rivne và Zhytomyr; 500 ở Dnipropetrovsk; và 30.000 ở Lviv để phản đối luật bầu cử. Vào ngày 20 tháng 10, các tín hữu và giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Giáo chủ Tự trị Ukraina đã tham gia vào một hội đồng ở Lviv, là người đầu tiên kể từ khi bị cưỡng bức vào những năm 1930.
Vào ngày 24 tháng 10, Liên Xô Tối cao đã thông qua một đạo luật loại bỏ các ghế đặc biệt cho Đảng Cộng sản và các đại diện của các tổ chức chính thức khác. Vào ngày 26 tháng 10, hai mươi nhà máy ở Lviv đã tổ chức các cuộc đình công và các cuộc họp để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát ngày 1 tháng 10 và chính quyền không muốn truy tố những người chịu trách nhiệm. Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 10, hiệp hội môi trường Zelenyi Svit (bạn bè của trái đất - Ukraine) đã tổ chức đại hội thành lập, và vào ngày 27 tháng 10, Liên Xô Tối cao Ucraina đã thông qua một đạo luật loại bỏ tình trạng đặc biệt của đảng và các tổ chức chính thức khác.
Vào ngày 28 tháng 10 năm 1989, Hội đồng Xô Viết tối cao của Ucraina tuyên bố có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1990, tiếng Ukraina sẽ là ngôn ngữ chính thức của Ukraine, trong khi tiếng Nga sẽ được sử dụng để giao tiếp giữa các nhóm sắc tộc. Cùng ngày Hội thánh của Biến hình ở Lviv rời Giáo hội Chính thống Nga và tự tuyên bố là Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ucraina. Ngày hôm sau, hàng ngàn người đã tham dự một lễ tưởng niệm tại Demianiv Laz, và một điểm đánh dấu tạm thời được đặt để chỉ ra rằng một tượng đài cho "nạn nhân của những áp bức 1939-1941" sẽ sớm được dựng lên.
Vào giữa tháng 11, Hội Ngôn ngữ tiếng Ukraina Shevchenko đã chính thức được đăng ký. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1989, một cuộc tụ tập công khai tại Kiev đã thu hút hàng ngàn người tang lễ, bạn bè và gia đình đến cuộc nổi dậy ở Ukraine của ba tù nhân của Trại Gulag khét tiếng số 36 tại Perm ở Dãy núi Ural: các nhà hoạt động nhân quyền Vasyl Stus, Oleksiy Tykhy, và Yuri Lytvyn. Phần còn lại của họ được tái tổ chức tại Nghĩa trang Baikove. Vào ngày 26 tháng 11 năm 1989, một ngày cầu nguyện và nhịn ăn được Đức Hồng y Myroslav Lubachivsky tuyên bố, hàng ngàn tín hữu ở miền tây Ukraine đã tham gia vào các buổi lễ tôn giáo giữa Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Tổng thống Liên Xô Gorbachev. Vào ngày 28 tháng 11 năm 1989, Hội đồng tôn giáo SSR của Ucraina ban hành nghị định cho phép các hội thánh Công giáo Ucraina đăng ký làm tổ chức pháp lý. Nghị định này được công bố vào ngày 1 tháng 12, trùng với một cuộc họp tại Vatican giữa giáo hoàng và tổng thống Liên Xô.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 1989, sự chấp hành chính thức đầu tiên của Ngày Nhân quyền Quốc tế được tổ chức tại Lviv. Vào ngày 17 tháng 12, khoảng 30.000 người đã tham dự một cuộc họp công cộng được tổ chức tại Kiev bởi Rukh để tưởng nhớ người đoạt giải Nobel Andrei Sakharov, người đã chết vào ngày 14 tháng 12. Vào ngày 26 tháng 12, Liên Xô tối cao của Ucraina SSR đã thông qua một đạo luật chỉ định Giáng sinh, Phục sinh và Ngày lễ chính thức của Chúa Ba Ngôi.[23]
Vào tháng 5 năm 1989, một người bất đồng chính kiến Liên Xô, Mustafa Dzhemilev, được bầu làm lãnh đạo Phong trào Quốc gia Crimean Tatar mới thành lập. Ông cũng lãnh đạo chiến dịch đòi trả lại vùng Crimean cho người Tatars ở Crimea sau 45 năm dân tộc này sống ở vùng đất khác.
Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo đã nhất trí thành lập một lực lượng phản ứng nhanh để chống khủng bố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp của khu vực, truyền thông Nga hôm 4/2 đưa tin.
Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi có tin Kyrgyzstan dự định đóng cửa căn cứ quân sự chiến lược quan trọng của Mỹ ở nước này. Căn cứ không quân Manas ở ở gần thủ đô Bishkek là nơi Washington dùng để chuyển quân và hàng hoá vào Afghanistan.
Hôm 4/2, khối CSTO gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Tajikistan đã quyết định về việc lập lực lượng phản ứng nhanh tại một hội nghị ở Kremlin, hãng tin Ria-Novosti của Nga cho biết.
Hội đồng an ninh của khối đã "dành nhiều thời gian để thảo luận vấn đề cốt lõi của việc lập lực lượng phản ứng chung để có phản ứng nhanh với những mối đe doạ tiềm tàng", Tổng thống Nga Medvedev tuyên bố. "Tất cả các bên đều nhất trí rằng, việc thành lập lực lượng chung là cần thiết".
Các quan chức Nga cho biết, toàn bộ các nước thành viên của khối đã ký thoả thuận, dẫu cho Uzebekistan đề xuất một điều khoản đặc biệt.
Phát ngôn viên của CSTO Vitaly Strugovets cho biết, Uzebekistan không ngại góp quân vào lực lượng phản ứng nhanh nhưng thấy lúc này chưa cần thiết phải gắn mình với lực lượng ứng phó các trường hợp khẩn cấp, lực lượng chống buôn bán thuốc phiện hay bất cứ một lực lượng đặc biệt nào khác.
Theo truyền thông Nga, lực lượng trên sẽ chiến đấu chống lại những kẻ ngoại xâm, tiến hành các chiến dịch chống khủng bố, đấu tranh chống buôn lậu thuốc phiện ở khu vực và đối phó với các thảm hoạ thiên nhiên. Lực lượng phản ứng nhanh sẽ đóng tại Nga và trực thuộc một bộ chỉ huy đơn nhất, các nước thành viên sẽ góp quân.DT- theo Vietnamnet, CNN
Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH và Chủ nghĩa cộng sản. Là quốc gia hùng mạnh, nên sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô XHCN đã ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử của nhân loại.Trong thế kỷ XX, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.
Lịch sử Cách mạng và sự hình thành
Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ I và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga do V.I.Lênin đứng đầu.Vào đầu thế kỷ XX, xã hội Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa; nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lênin đứng đầu với Đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng XHCN, để xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, theo học thuyết của Karl Marc.
Ngày ngày 7/11/1917, V. I. Lênin và các đảng viên Bolshevik Nga đã lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười, lập chính quyền Xô viết của công - nông -binh đầu tiên trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thời đại đối với lịch sử nhân loại. Sự kiện vĩ đại mà sau này đã ảnh hưởng to lớn tới các cuộc cách mạng XHCN và phong trào giải phóng dân tộc nhiều quốc gia, từ châu Âu, châu Á, Châu Phi, tới Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam.
Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào nội chiến cực kỳ đẫm máu. Đến cuối năm 1920, về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại. Ngày 30/12/1922, 15 nước cộng hòa gia nhập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô). Ngay sau khi thành lập Liên bang Xô Viết; nhân dân Liên xô dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống XHCN một xã hội không có người bóc lột người. Cả đất nước như một công trường khổng lồ, nên chỉ sau một thời gian ngắn, đã đem lại kết quả tốt: Nạn đói bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng. Sau khi Lênin mất (năm 1924), I.V. Stalin thay thế V.I.Lênin lãnh đạo đất nước Xô-viết tiến hành công nghiệp hóa XHCN. Kết quả là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn (điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II). Mặt khác, những nhân tố mới được giải phóng của cuộc sống mới XHCN (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, hệ thống y tế miễn phí, thực hiện bình đẳng nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy, mức sống người dân ngày càng được nâng cao...) đã tạo động lực to lớn, mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng đất nước. Một số thành tựu của Liên Xô về các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội...thời gian này đã vượt xa các nước phương Tây như: Anh, Pháp, Mỹ; Đức...Giai đoạn tiến hành Công nghiệp hóa đất nước; Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ; các nhà máy luyện thép, luyện kim lớn và nhiều khu công nghiệp ở Moskva, Leningrat, Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov....Năm 1935, Liên Xô đã khởi công xây dựng tàu điện ngầm ở Moskva với chiều dài hàng chục km. Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với năm 1913, Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm 10% toàn thế giới. Cho đến lúc đó, thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ tăng trưởng nào nhanh và ngoạn mục như vậy. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ II, từ một nước có nền sản xuất lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh - Pháp- Đức (chỉ đứng sau Mỹ).Thành quả to lớn này đã cho phép Liên Xô chiến đấu và cuối cùng giành chiến thắng vĩ đại trong Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945).
Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II
Nói đến Liên Xô, ngoài ý nghĩa là nước đầu tiên xây dựng CNXH trên thế giới với đà tăng trưởng hết sức ngoạn mục và nhiều chính sách xã hội nhân văn tốt đẹp, so với các nước Tư bản chủ nghĩa; song bên cạnh đó, cũng phải nói đến vai trò to lớn, quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II, như một bằng chứng là quốc gia đã góp phần quan trọng và quyết định để cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít (do các nước Đức-Ý-Nhật gây ra).
Ngày 22/6/1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941–1945). Liên Xô tham gia vào Khối Liên minh chống phát xít gồm:Anh, Pháp,Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Người dân Xô viết đã lao động tự giác, quên mình với nỗ lực phi thường để phục vụ cho chiến tranh. Phần lớn các dân tộc thuộc Liên bang Xô viết đã đoàn kết, hiệp lực tin tưởng vào Đảng cộng sản Liên Xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi họa phát xít. Thời gian đầu, do bị bất ngờ, quân đội Xô-Viết tuy thất bại, song Hồng quân Liên Xô đã chống trả kiên cường, gây cho quân Đức những tổn thất to lớn. Đến cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức tại cửa ngõ Thủ đô Moskva.Trong các năm 1942 – 1943, Liên bang Xô viết với sự giúp đỡ của quân đồng minh Anh –Pháp-Mỹ, đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng toàn bộ đất đai của mình; đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu, Trung Âu; Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng Quân đội Liên Xô vô điều kiện.
Ngay sau chiến thắng đối với Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản tại Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh và Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt.
Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả chiến tranh để lại, song Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của người chiến thắng; niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc XHCN của mình; đã tạo tiền đề quan trọng để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiếnthứ II.
Liên Xô phục hồi, mở rộng hệ thống Xã hội chủ nghĩa và trở thành cường quốc thế giới
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, đất nước Liên Xô bị tàn phá hết sức nặng nề. Chiến tranh thế giới thứ II đã làm cho khoảng 26 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn; hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10 - 15 năm. Trước những tổn thất nặng nề đó, Chính phủ Liên Xô đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế. Đến năm 1955, GDP của Liên Xô đã đạt khoảng 136 tỷ đôla, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ (381 tỷ đôla).
Sau Chiến tranh thế giới thứ II (năm 1945), Liên Xô giúp các nước ở Châu Âu, Châu Á, châu Mỹ - Latinh thành lập nhà nước XHCN, đó là: Tiệp Khắc; Ba Lan, Nam Tư; Bungari; Hungari; Rumani; Cộng hòa Dân chủ Đức, Anbani, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Cu-ba... Đến năm 1960, trên thế giới đã hình thành phe XHCN, do Liên Xô đứng đầu. Đồng thời nền kinh tế Liên Xô phát triển mạnh mẽ; Khoa học - kỹ thuật, quân sự đã có bước đột phá: chế tạo tên lửa đạn đạo, bom nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử v.v.. Công nghệ vũ trụ đã có bước phát triển vượt bậc: Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới (vào năm 1959) và đưa con người đầu tiên vào vũ trụ (năm 1961). Những sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế, còn có ý nghĩa tinh thần rất to lớn: nó đánh dấu Liên Xô đã trở thành siêu cường trên thế giới với mục tiêu vươn lên vượt qua Hoa Kỳ.
Theo tài liệu của Chính phủ Mỹ thống kê về kinh tế các nước trên thế giới, năm 1975, tổng sản lượng kinh tế của Liên Xô đã đạt 943,5 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ). Ngoài ra những chỉ số sau đã chứng tỏ công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội và ưu đãi rất cao so với các nước cùng thời điểm: Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới quy định chế độ làm việc 8 giờ/ngày; Người dân được đưa tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng mà không phải trả tiền; Người dân được miễn học phí tại mọi cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo cho tới đại học; Nhà nước đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có việc làm sau khi nhận bằng; Người dân được khám & chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. ...
Trên bình diện quốc tế, là nước XHCN đứng đầu và hùng mạnh nhất bấy giờ, Liên Xô đã trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu; là biểu tượng, là thành trì, là chỗ dựa “tinh thần và vật chất to lớn” trong phe XHCN và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước châu Á- châu Phi - châu Mỹ latinh.
Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga và Liên bang Xô Viết có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, với bài học kinh nghiệm sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong thời kỳ trước; sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả trong Cách mạng Tháng 8 và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng XHCN và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày hôm nay.
Thật vậy, ngay từ khi bôn ba đi tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ lầm than (đầu thế kỷ XX), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phát hiện ra giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin đăng trên Báo L’Humanité (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra “cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Khi nói về sự kiện này, Người nhớ lại: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta...”. Tiếp theo, trong quá trình hoạt động cách mạng (trước năm 1945), được sự quan tâm của Liên Xô và Quốc tế cộng sản, nhiều chiến sĩ cách mạng tiền bối của Việt Nam đã được cử sang Liên Xô học tập như: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai ... để sau nay về nước chỉ đạo cách mạng Việt Nam; phát động toàn dân, giành chính quyền về tay công - nông; lập nên nước Việt Nam Dân chủ công hòa (2/9/ 1945).
Đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô anh em về mọi mặt vật chất và tinh thần, trong đó có nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng (kể cả việc đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chuyên gia cho Việt Nam và cử nhiều đoàn chuyên gia sang Việt Nam công tác..); để giúp Việt Nam đứng vững và tiếp tục đánh thắng các đế quốc lớn như: Pháp, Nhật, Mỹ, thu giang sơn về một mối, đưa dân tộc ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Một minh chứng hùng hồn nữa là sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (tháng 4 năm 1975), Đảng và nhân dân Liên Xô vẫn tiếp tục sát cánh với Đảng ta, nhân dân ta trên bước đường xây dựng đất nước, giúp Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu: với nhiều công trình mang tầm vóc thế kỷ, mang dấu ấn thời đại; để cho đến hôm nay; nhiều công trình của Việt Nam được nhân dân Liên Xô hỗ trợ, giúp đỡ, dựng xây vẫn đang phát huy giá trị to lớn; góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tròn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, tuy đời sống chính trị xã hội thế giới có những biến đổi sâu sắc (kể cả việc Liên Xô và một số nước XHCN ở châu Âu lâm vào khủng hoảng và tan rã đầu những năm 90 của thế kỷ XX), nhưng tầm vóc, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn nguyên giá trị đối với nhân loại tiến bộ trên thế giới. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất đứng lên tự giải phóng…Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
Người viết bài này đã từng có thời gian sống và học tập tại Liên Xô trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX. Cũng như nhiều cán bộ, học sinh Việt Nam sang Liên Xô công tác, học tập, làm việc, chúng tôi sẽ không bao giờ quên được những tình cảm và sự đùm bọc rất chân tình, nồng thắm, thủy chung, bền chặt của người dân Liên Xô, đất nước Liên Xô dành cho mình và tổ quốc Việt Nam yêu dấu trong thời kỳ chiến tranh giữ nước, cũng như xây dựng hòa bình sau này (với nhiều công trình thế kỷ mang dấu ấn Việt-Xô, như: Cầu Thăng Long; Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; Cung Lao động hữu nghị Việt -Xô; Bệnh viện hữu nghị Việt -Xô; Đại học Bách khoa Hà Nội). Đó là những tình bạn, tình đồng chí, anh em XHCN thắm thiết nhất, trách nhiệm, cao thượng và đầy đủ nhất ... vượt cả không gian và thời gian, đã làm nên trang sử vàng của tình hữu nghị các dân tộc anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa.
hoặc thảo luận về những vấn đề này bên
Sự giải thể của Liên bang Xô viết hay Liên Xô tan rã (tiếng Nga: распад СССР hoặc распад Советского Союза) là quá trình tan rã nội bộ của Liên bang Xô viết bắt đầu trong những năm đầu của thập niên 1980 với sự gia tăng tình trạng bất ổn trong các quốc gia cộng hòa thành viên và kết thúc vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, khi nhà nước Liên Xô chính thức kết thúc sự tồn tại bởi quyết định của Hội đồng tối cao Xô viết sau Hòa ước Belavezha. Tuyên bố số 142-H bởi Hội đồng Xô viết tối cao dẫn tới việc những nước cộng hòa thành viên hoàn toàn độc lập, đánh dấu sự giải thể của Liên Xô. Tuyên bố đã thừa nhận quyền độc lập của các quốc gia cộng hòa cựu Xô viết và tạo ra Cộng đồng các quốc gia độc lập. Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, lãnh đạo thứ 8 và cuối cùng của Liên Xô đã từ chức và tuyên bố chức vụ của ông không còn được kế nhiệm nữa, sau đó bàn giao vali chứa Mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân chiến lược tới Tổng thống đầu tiên của Nga Boris Yeltsin. Vào lúc 7:32 tối ngày 25 tháng 12, quốc kỳ Liên Xô được hạ xuống từ nóc điện Kremlin và thay thế bởi quốc kỳ Nga, lá cờ được dùng từ đế quốc Nga trước cách mạng 1917.[1]
Trước đó, từ tháng 8 tới tháng 10, tất cả các nước cộng hòa, bao gồm bản thân Nga đã ly khai khỏi Liên Xô hoặc ít nhất là tuyên bố bãi ước Hiệp ước thành lập Liên bang Xô viết. Một tuần trước khi chính thức giải thể, 11 nước cộng hòa đã kí Nghị định thư Alma-Ata chính thức thành lập CIS và tuyên bố rằng Liên Xô đã chấm dứt sự tồn tại. Cách mạng 1989 và sự giải thể của Liên Xô cũng đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh với phần thắng thuộc về các quốc gia phương Tây theo chủ nghĩa tư bản do Hoa Kỳ dẫn đầu.
Một số cựu quốc gia cộng hòa Xô viết vẫn giữ quan hệ gần gũi với Nga và đã thành lập những tổ chức đa phương như CIS, Cộng đồng kinh tế Á Âu, Liên bang quốc gia (Union State), Eurasian Customs Union và Eurasian Economic Union để nâng cao kinh tế và hợp tác an ninh. Còn những quốc gia cộng hòa Xô viết ở vùng Baltic đã gia nhập Liên minh châu Âu và NATO.
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov được Bộ Chính trị bầu làm Tổng Bí thư vào ngày 11 tháng 3 năm 1985, chỉ 3 giờ sau khi Konstantin Ustinovich Chernenko qua đời. Ở tuổi 54, ông là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị. Mục tiêu chính của Gorbachev là vực dậy nền kinh tế của Liên Xô sau thời kì trì trệ kéo dài do Leonid Ilyich Brezhnev để lại. Gorbachev sớm nhận ra rằng công việc vực dậy nền kinh tế Liên Xô sẽ là gần như không thể khả thi nếu không thực hiện cải cách hệ thống chính trị và xã hội của quốc gia Cộng sản. Những cải cách bắt đầu từ sự thay đổi nhân sự. Vào ngày 23 tháng 4 năm 1985, Gorbachev đưa 2 nhân vật thân tín của ông trở thành ủy viên đầy đủ của Bộ Chính trị là Yegor Ligachev và Nikolai Ryzhkov, và để tăng cường quyền lực ông thăng chức giám đốc cơ quan an ninh tình báo KGB Viktor Chebrikov từ ứng cử viên trở thành ủy viên đầy đủ trong Bộ Chính trị, và bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Sokolov thành viên ứng cử viên ủy viên Bộ Chính trị. Nikonov đã được đưa vào Ban Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Từ năm 1989 trở đi, sự thay đổi theo hướng tự do hóa dẫn đến sự bùng phát của phong trào dân tộc chủ nghĩa và xung đột sắc tộc trong các nước cộng hòa khác nhau của Liên Xô vốn đã âm ỉ từ lâu.[2]. Cuộc cách mạng năm 1989 để lật đổ chế độ Cộng sản mà Liên Xô áp đặt lên các nước thuộc Hiệp ước Warszawa (chủ yếu xảy ra trong hòa bình trừ cuộc cách mạng ở Romania) làm gia tăng áp lực lên Gorbachev phải cải cách dân chủ, tự do hóa chính trị (Glasnost/Perestroika) rộng rãi hơn nữa và nới lỏng quyền tự chủ cho các nước cộng hòa thành viên Liên bang Xô Viết. Dưới sự chủ trì của Gorbachev, Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1989 đã thực hiện các cuộc bầu cử cạnh tranh quy mô hạn chế trong một cơ quan lập pháp trung ương mới, Đại hội đại biểu nhân dân, dù lệnh cấm các đảng phái chính trị hoạt động đến năm 1990 mới được dỡ bỏ tại quốc gia cộng sản đơn đảng này. Một cuộc trưng cầu ngày 17 tháng 3 năm 1991 cho thấy 76,4% công dân Liên Xô bỏ phiếu để giữ lại liên bang. Tuy nhiên có tới 6 nước cộng hòa thành viên là Estonia, Latvia, Litva, Moldavia, Gruzia và Armenia không tham gia cuộc trưng cầu dân ý này.
Tháng 5 năm 1985 tại thành phố Leningrad, Gorbachev đã đọc một bài phát biểu ủng hộ việc tiến hành một cuộc cải cách rộng rãi. Một trong những cải cách đầu tiên Gorbachev đưa ra là chiến dịch ngăn ngừa sản xuất tiêu dùng rượu, bắt đầu tháng 5 năm 1985, do tình trạng nghiện rượu ngày càng phổ biến ở Liên Xô. Giá vodka, rượu vang, bia đã được tăng lên, và doanh số bán hàng bị hạn chế. Đây là một đòn đánh nghiêm trọng vào ngân sách nhà nước, mất khoảng 100 tỷ rúp (theo chính trị gia Alexander Yakovlev), và sản xuất rượu chuyển sang thị trường chợ đen. Mục đích của những cải cách này là để chống đỡ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (Planned economy), không giống như những cải cách mang tính thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội sau đó.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 1985, Gorbachev thăng chức Eduard Shevardnadze, Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Gruzia, lên làm Ủy viên chính thức của Bộ Chính trị, và ngày hôm sau bổ nhiệm Shevardnadze làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thay thế Andrei Gromyko. Cũng trong ngày 1 tháng 7 năm 1985, Gorbachev đã nắm lấy cơ hội để xử lý đối thủ chính của mình, bằng cách loại bỏ Grigory Romanov khỏi ghế Ủy viên Bộ Chính trị, và đưa Boris Yeltsin và Lev Zaikov vào Ban Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
Vào mùa thu năm đó Gorbachev tiếp tục chương trình đưa những người trẻ tuổi và năng động hơn vào chính phủ. Ngày 27 tháng 9 năm 1985, Nikolai Ryzhkov thay thế Nikolai Tikhonov 79 tuổi trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 14 tháng 10 năm 1985, Nikolai Talyzin thay thế Nikolai Baibakov trở thành Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (GOSPLAN). Tại cuộc họp Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tiếp theo vào ngày 15 tháng 10 năm 1985 Tikhonov đã rời khỏi Bộ Chính trị và Nikolai Talyzin trở thành Ủy viên dự khuyết.
Cuối cùng vào ngày 23 Tháng 12 năm 1985, Gorbachev bổ nhiệm Boris Yeltsin làm Bí thư thứ nhất Thành ủy Moscow, thay thế Viktor Grishin.
Năm 1986, Gorbachev tiếp tục gây sức ép và tập trung mở rộng tự do hóa dân chủ. Ngày 23 tháng 12 năm 1986, Andrei Sakharov người bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất đã được thả về Moskva sau gần 7 năm lưu đày khi Gorbachev đích thân gọi cho ông để thông báo về lệnh đặc xá.[3]
Các nước vùng Baltic (bị sáp nhập vào Liên Bang Xô Viết từ năm 1940) đã tuyên bố đòi trả lại độc lập chủ quyền đã có trước đó của họ. Bắt đầu từ Estonia tháng 11 năm 1988 khi cơ quan lập pháp Estonia thông qua luật chống sự kiểm soát của chính quyền trung ương.[4] Ngày 11 tháng 3 năm 1990, Litva là nước đầu tiên trong các nước Baltic tuyên bố khôi phục độc lập của họ[5], trên cơ sở nhà nước kế tục.[6][7]
Nhóm vận động nhân quyền Helsinki-86(tiếng Latvia: Cilvēktiesību aizstāvības grupa) được thành lập vào tháng 7 năm 1986 tại thành phố cảng của Latvia Liepāja bởi ba công nhân: Linards Grantiņš, Raimonds Bitenieks, và Mārtiņš Bariss. Tên của tổ chức được lấy theo hiệp định Helsinki và năm mà tổ chức được thành lập. Helsinki-86 là tổ chức công khai chống Cộng sản đầu tiên ở Liên Xô, và tổ chức đầu tiên công khai chống đối mô hình chế độ Xô Viết của Liên Bang Xô Viết. Tổ chức đã tạo ra 1 mô hình cho phong trào ủng hộ độc lập của dân tộc thiểu số khác.
Tại Riga, Latvia, ngày 26 tháng 12 năm 1986, vào buổi sáng sớm sau một buổi hòa nhạc rock, khoảng 300 thanh niên thuộc tầng lớp lao động tập trung tại quảng trường nhà thờ Riga và đổ ra đại lộ Lenin về phía Đài tưởng niệm Tự Do cùng với những tiếng hò hét: "Cút đi Liên Xô! Trả tự do cho Latvia!". Lực lượng an ninh chạm trán với người biểu tình, và một số xe cảnh sát bị lật úp.
Năm 1986, các cuộc bạo loạn "Jeltoqsan" Alma- Ata, Kazakhstan nổ ra xuất phát từ việc Gorbachev bãi nhiệm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Kazakhstan Dinmukhamed Konayev (người thuộc dân tộc Kazakh) và bổ nhiệm người kế vị là Gennady Kolbin, 1 người ngoài cuộc từ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào sáng ngày 17 tháng 12 năm 1986, ban đầu có khoảng 200-300 sinh viên tụ tập trước tòa nhà Ủy ban Trung ương tại quảng trường Brezhnev để phản đối quyết định của Đảng Cộng sản Liên Xô thay thế Kunayev bởi Kolbin. Số lượng biểu tình tăng lên khoảng 1000-5000 sinh viên, đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu tham gia vào đám đông trên quảng trường Brezhnev. Phản ứng lại phong trào biểu tình, Ủy ban Trung ương CPK yêu cầu lực lượng quân đội từ Bộ Nội vụ, druzhiniki (quân tình nguyện), học viên sĩ quan, cảnh sát, và KGB lập hàng rào ở quảng trường và quay video những người tham gia. Tình hình leo thang vào khoảng 5 giờ chiều, khi quân đội được lệnh giải tán những người biểu tình. Cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình tiếp tục suốt đêm tại quảng trường và ở các nơi khác nhau ở Almaty.
Ngày thứ hai, các cuộc biểu tình biến thành bạo động dân sự với các cuộc đụng độ trên đường phố, tại các trường đại học, các khu ngoại ô giữa quân đội, druzhiniki (quân tình nguyện), các đơn vị dân quân tự vệ với sinh viên Kazakhstan. Nó trở thành một cuộc đối đầu trên quy mô lớn. Các cuộc đụng độ chỉ có thể được kiểm soát vào ngày thứ ba. Theo sau sự kiện Almaty, tiếp tục nổ ra các cuộc biểu tình nhỏ hơn và các cuộc biểu tình tại Shymkent, Pavlodar, Karaganda và Taldykorgan. Theo báo cáo của chính quyền Kazakhstan SSR ước tính rằng các cuộc bạo loạn đã thu hút 3000 người[8]. Các ước tính khác cũng cho biết có khoảng 30.000 đến 40.000 người tham gia biểu tình với 5.000 người bị bắt và bị bỏ tù và một số thương vong không rõ.[9] Lãnh đạo Jeltoqsan nói rằng hơn 6000 người đã tham gia biểu tình.[9][10] Theo chính phủ Cộng hòa Xô viết Kazakhstan, có 2 trường hợp tử vong trong các cuộc bạo loạn, trong đó có 1 nhân viên cảnh sát tình nguyện và 1 sinh viên. Cả hai đều đã chết vì cú đánh vào đầu. Khoảng 100 người khác đã bị bắt giữ và một số người khác bị kết án trong các trại lao động.[11] Nguồn được trích dẫn bởi Thư viện Quốc hội cho rằng ít nhất 200 người đã thiệt mạng hoặc bị hành quyết ngay sau đó. Một số thống kê khác ước tính thiệt mạng hơn 1000. Nhà văn Mukhtar Shakhanov nói rằng một sĩ quan KGB làm chứng rằng 168 người biểu tình đã thiệt mạng, nhưng con số này vẫn chưa được xác nhận cũng như hầu hết các tài liệu về Jeltoksan lưu trữ ở Moscow.
Từ ngày 28 đến 30 tháng 1 năm 1987 Tại phiên họp của Ủy ban Trung ương, Mikhail Gorbachev đề nghị một chính sách mới về 'dân chủ' trong xã hội Liên Xô. Cụ thể ông cho rằng cuộc bầu cử Đảng Cộng sản trong tương lai nên cung cấp sự lựa chọn giữa nhiều ứng cử viên dưới hình thức bỏ phiếu kín, tuy nhiên các đại biểu Cộng sản Liên Xô tại Hội nghị đã từ chối đề nghị của Gorbachev và hướng đi dân chủ trong nội bộ Đảng Cộng sản không bao giờ được thực hiện. Ngoài ra Gorbachev dần dần mở rộng phạm vi của Glasnost, và tuyên bố không có vấn đề gì bị giới hạn không được bàn thảo trên truyền thông, mặc dù vậy tầng lớp trí thức vẫn rất thận trọng và họ mất gần một năm để bắt đầu hưởng ứng những lời vận động của Gorbachev. Lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương, kêu gọi hỗ trợ của nhân dân để đổi lấy việc mở rộng các quyền tự do.
Ngày 7 tháng 2 năm 1987 hàng chục tù nhân chính trị được trả tự do, họ là những người thuộc nhóm đầu tiên được phóng thích, từ khi Khrushchev lên nắm quyền trong thập niên 1950. Ngày 6 tháng 5 năm 1987 Pamyat, một nhóm Dân tộc chủ nghĩa Nga, đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Moscow. Nhà chức trách đã không giải tán cuộc biểu tình, mà còn ngăn chặn xe cộ cho phép những người biểu tình đi qua, khi họ tuần hành đến một cuộc gặp gỡ với Boris Yeltsin, người đứng đầu chi bộ Đảng Cộng sản ở Moskva, và là một trong những đồng minh gần gũi nhất của Gorbachev trong Bộ Chính trị tại thời điểm đó. Ngày 25 tháng 7 năm 1987 một nhóm 300 người Tatar Krym, nhằm kêu gọi quyền được trở về quê hương Krym nơi họ bị trục xuất năm 1944, đã tổ chức một cuộc biểu tình trong vài giờ gần bức tường Kremli, cảnh sát và binh lính chỉ đứng nhìn vì không có lệnh giải tán biểu tình.
Ngày 10 tháng 9 năm 1987, sau khi Yegor Ligachev, một nhân vật theo đường lối cứng rắn trong Bộ Chính trị, cho phép hai cuộc biểu tình trên đường phố Moskva, Boris Yeltsin đã viết đơn từ chức trong khi Gorbachev đang đi nghỉ trên Biển Đen. Khi Gorbachev nhận được bức thư ông đã choáng váng - không ai trong lịch sử Liên Xô đã tự nguyện rút lui khỏi hàng ngũ của Bộ Chính trị. Vào ngày 27 Tháng 10 năm 1987 trong phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Cộng sản Liên Xô, Yeltsin thất vọng vì Gorbachev đã không giải quyết bất kỳ vấn đề được nêu trong lá thư từ chức của ông yêu cầu trình bày. Ông bày tỏ sự bất mãn của mình với tốc độ cải cách chậm chạp trong xã hội và phe đối lập với ông từ Ligachev làm cho vị trí của mình không đứng vững, trước khi yêu cầu được từ chức từ Bộ Chính trị. Bên cạnh thực tế là không ai đã từng rút khỏi Bộ Chính trị, không ai trong đảng đã từng có sự táo bạo để nói chuyện với một lãnh đạo của đảng theo cách như vậy trước mặt Ủy ban Trung ương kể từ Leon Trotsky trong những năm 1920. Đáp trả, Gorbachev cáo buộc Yeltsin là "non nớt về chính trị" và "hoàn toàn không có trách nhiệm". Không ai trong Ủy ban Trung ương ủng hộ Yeltsin.
Chỉ trong vài ngày tin tức về hành động không chịu phục tùng của Yeltsin bị rò rỉ và tin đồn về "diễn văn bí mật" của ông tại Trung ương lan rộng ra khắp Moskva. Ngay sau đó các phiên bản giả tạo về bài diễn văn được loan truyền. Đây là sự khởi đầu về việc tái xây dựng hình ảnh của Yeltsin là một kẻ nổi loạn, làm tiếng tăm ông tiếp tục tăng lên như một nhân vật chống đối. Bốn năm tiếp theo của cuộc đấu tranh chính trị giữa Yeltsin và Gorbachev là một trong những nhân tố chính dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Ngày 11 tháng 11 năm 1987 Yeltsin đã bị miễn nhiệm vị trí Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Moskva.
Ngày 23 tháng 8 năm 1987, nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày ký Hiệp ước Xô-Đức giữa Adolf Hitler và Joseph Stalin, giao ba nước Baltic độc lập vào phạm vi ảnh hưởng Liên Xô vào năm 1940, hàng ngàn người biểu tình ở thủ đô của cả ba nước Baltic, ca hát quốc ca ủng hộ độc lập và nghe các bài phát biểu đầy thách thức chỉ trích chính quyền trung ương Liên Xô. Các cuộc biểu tình bị lên án nặng nề trên các báo chí chính thức và bị cảnh sát theo dõi chặt chẽ, nhưng không bị gián đoạn.[12]
Ngày 14 tháng 6 năm 1987, khoảng 5000 người tụ tập ở Đài Tưởng niệm Tự do và đặt hoa để tưởng niệm sự kiện Stalin cho di dân tập thể người Litva năm 1941. Đây là cuộc biểu tình lớn đầu tiên để tưởng niệm một sự kiện mà xảy ra khác với lời nhà nước Liên Xô tường thuật. Việc nhà cầm quyền đã không dập tắt những cuộc biểu tình, khiến cho nhiều cuộc biểu tình trở nên lớn hơn tại khắp mọi nơi ở các nước Baltic. Kỷ niệm lớn kế tiếp sau sau cuộc biểu tình phản đối Hiệp ước Xô - Đức là vào ngày 18 tháng 11, ngày độc lập của Latvia vào năm 1918. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1987, hàng trăm cảnh sát và dân sự có vũ trang ngăn chận đường vào quảng trường để ngăn ngừa những lễ kỷ niệm tại đài Tưởng niệm Tự do, nhưng dù vậy hàng ngàn đã xuống đường ở Riga phản đối trong im lặng.[13]
Vào mùa xuân 1987, một phong trào phản đối nổi dậy chống lại những hầm mỏ phosphate ở Estonia. Những chữ ký được thu thập và ở Tartu, các sinh viên tụ tập lại sảnh đường chính của trường đại học để bày tỏ sự thiếu tin tưởng của họ vào chính phủ. Tại một cuộc biểu tình vào ngày 1 tháng 5 năm 1987, những người trẻ tuổi đã xuống đường với biểu ngữ mặc dù bị cấm. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1987, các tù nhân chính trị cũ thành lập nhóm MRP-AEG (Estonians for the Public Disclosure of the Molotov-Ribbentrop Pact) (những người Estonia ủng hộ việc vạch trần công khai Hiệp ước Xô-Đức), mà được dẫn đầu bởi Tiit Madisson. Trong tháng 9 năm 1987, báo Edasi phát hành một kiến nghị Edgar Savisaar, Siim Kallas, Tiit Made, và Mikk Titma hô hào sự chuyển đổi của Estonia sang một nước tự trị. Ban đầu nó hướng tới sự độc lập về kinh tế, sau đó một phần nào về sự tự trị về chính trị, Chương trình có tên là, Isemajandav Eesti ("A Self-Managing Estonia") (Một Estonia tự quản lý). Vào ngày 21 tháng 10, một nhóm biểu tình đã xuống đường để tưởng niệm những người đã hi sinh trong thời kỳ 1918–1920 (chiến tranh giành độc lập Estonia) tại Võru, dẫn tới xung đột với nhóm võ trang. Lần đầu tiên trong nhiều năm, cờ quốc gia Estonia, Xanh, Đen, Trắng được thấy ở nơi công cộng.[14]
Vào ngày 17 tháng 10 năm 1987, khoảng 3.000 người Armenia biểu tình tại Yerevan than phiền về tình trạng tại hồ Lake Sevan, nhà máy hóa học Nairit, nhà máy hạt nhân Metsamor, và vấn đề ô nhiễm không khí tại Yerevan. Cảnh sát cố gắng ngăn chận cuộc biểu tình, nhưng không làm gì để cản nó khi cuộc tuần hành bắt đầu. Cuộc biểu tình được lãnh đạo bởi các nhà văn người Armenia như Silva Kaputikian, Zori Balayan, và Maro Margarian và các lãnh tụ của tổ chức quốc gia sống còn. Cuộc tuần hành phát xuất từ công trường nhà hát lớn sau khi những người phát biểu, hầu hết là các trí thức, đã nói chuyện với đám đông.
Ngày hôm sau đó, 1.000 người Armenia đã tham dự vào một cuộc biểu tình khác kêu gọi cho quyền quốc gia Armenia ở Karabagh. Những người biểu tình mang áp phích đòi sáp nhập Cộng hòa Tự trị Nakhchivan và Nagorno-Karabakh vào Armenia. Cảnh sát đã cố gắng dùng vũ lực để ngăn chận cuộc tuần hành và sau một vài sự cố, đã giải tán những người biểu tình. Có vẻ là tại Nagorno-Karabakh sẽ xảy ra những cuộc bạo động trong năm tới.[15]
Năm 1988 Gorbachev bắt đầu mất đi sự kiểm soát trong 2 vùng nhỏ nhưng nhiều rắc rối của Liên Xô, khi mà các nước Cộng hòa Baltic đã giành được chính quyền từ các mặt trận nhân dân, và vùng Kavkaz rơi vào bạo lực và nội chiến.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 1988, ngày thứ 4 cũng là ngày cuối của đại hội đảng lần thứ 19, Gorbachev đã thành công vào giờ chót khi nhận được sự ủng hộ của các đại biểu cho việc thành lập một hội đồng lập pháp tối cao.
Sự bảo thủ của những lớp người cũ đã thúc đẩy Gorbachev tiến hành một loạt thay đổi trong hiến pháp nhằm chia tách Đảng và nhà nước và cô lập các thành viên đối lập bảo thủ trong Đảng.
Chi tiết bản đề xuất về 1 quốc hội mới được phát hành vào ngày 2-10[16], để khởi động cho cơ quan lập pháp tối cao mới của Liên Xô.
Trong phiên họp hội nghị (29/11-1/12) đã thông qua sự sửa đổi hiến pháp nhà nước năm 1977, ban hành luật cải tổ bầu cử, và chọn 26/3/1989 làm ngày bầu cử[17].
29/11 Liên Bang đã ngưng việc phá nhiễu sóng tất cả các đài truyền thanh ngoại quốc, cho phép người dân Liên Xô lần đầu tiên tiếp cận tự do các nguồn thông tin bên ngoài mà không chịu sự kiểm soát của Đảng Cộng sản[18].
Vào năm 1986-1987, Latvia đã đi tiên phong trong các nhà nước vùng Baltic trong việc thúc đẩy sự cải tổ. Năm 1988, Estonia đã đi đầu trong việc thiết lập mặt trận nhân dân trong các nước thuộc Liên Bang Xô Viết và bắt đầu gây ảnh hưởng đến chính sách nhà nước.
Mặt trận nhân dân Estonia được thành lập vào tháng 4 năm 1988. Ngày 16 tháng 6 năm 1988, Gorbachev đã thay thế Karl Vaino, 1 lãnh đạo kì cựu bảo thủ của Đảng Cộng sản Estonia bằng 1 lãnh đạo theo đường hướng tự do Vaino Väljas, lúc đó đang là Đại sứ tại Nicaragua của Xô Viết[19].
Cuối tháng 6 năm 1988, Väljas đa phải nhượng bộ trước áp lực của Mặt trận nhân dân Estonia và công nhận tính hợp pháp của lá cờ xanh-trắng-đen của Estonia, và đồng thuận về việc sử dụng ngôn ngữ người Estonia là ngôn ngữ chính thức của nước cộng hòa này[20].
Ngày 2 tháng 10, Mặt trận nhân dân chính thức khởi động tranh luận, diễn thuyết chính trị tại Quốc hội trong 2 ngày. Väljas đã tham dự và mạo hiểm về việc có thể giúp Estonia trở thành hình mẫu cải cách và chính trị, đồng thời xoa dịu những thế lực đòi chia tách và các xu hướng cấp tiến khác[21].
Ngày 16 tháng 10 năm 1988, Hội đồng Tối cao Xô Viết của Estonia tuyên bố về sự thực hiện chủ quyền quốc gia dưới điều luật về sự ưu tiên của người Estonia. Nghị viện Estonia đã tuyên bố về sự sở hữu của nhà nước cộng hòa về tài nguyên tự nhiên như đất đai, sông hồ, rừng núi, mỏ khoáng sản và nền sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, ngân hàng nhà nước, đường sá, hệ thống dịch vụ riêng bên trong lãnh thổ Estonia[22].
Bắt đầu vào tháng 2 năm 1988, Phong trào Dân chủ Moldova (trước đây là Moldavia) đã tổ chức các cuộc họp công cộng, biểu tình và các lễ hội bài hát, dần dần tăng lên về quy mô và cường độ. Trên đường phố, trung tâm của các biểu hiện công cộng là Đài tưởng niệm vĩ đại Stephen ở Chişinău, và công viên liền kề chứa Aleea Clasicilor ("Con hẻm của kinh điển [của văn học]"). Vào ngày 15 tháng 1 năm 1988, để tưởng nhớ nhà thơ Mihai Eminescu tại bức tượng bán thân của ông trên Aleea Clasicilor, Anatol alaru đã đệ trình một đề nghị để tiếp tục các cuộc họp. Trong bài diễn văn công khai, phong trào kêu gọi thức tỉnh quốc gia, tự do ngôn luận, hồi sinh các truyền thống của người Moldova và để đạt được vị thế chính thức cho ngôn ngữ Rumani và trở lại bảng chữ cái Latinh. Việc chuyển từ "phong trào" (một hiệp hội không chính thức) sang "mặt trận" (một hiệp hội chính thức) được coi là một "nâng cấp" tự nhiên một khi phong trào đạt được động lực với công chúng, và chính quyền Liên Xô không còn cấm đoán nữa.
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1988, khoảng 500 người đã tham gia một cuộc tuần hành do Câu lạc bộ Văn hóa Ukraine tổ chức trên phố Khreschatyk của Kiev để kỷ niệm lần thứ hai của thảm họa hạt nhân Chernobyl, mang theo những tấm bảng với khẩu hiệu như "Sự cởi mở và Dân chủ đến cùng". Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1988, người Công giáo Ukraine ở miền tây Ukraine đã tổ chức lễ kỷ niệm Thiên niên kỷ của Kitô giáo ở Kievan Rus 'bằng cách tổ chức các dịch vụ trong các khu rừng Buniv, Kalush, Hoshiv và Zarvanytsia. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1988, khi lễ kỷ niệm chính thức của Thiên niên kỷ được tổ chức tại Moscow, Câu lạc bộ Văn hóa Ukraine đã tổ chức các buổi quan sát của riêng mình tại Kiev tại đài tưởng niệm Thánh Volodymyr Đại đế, hoàng tử vĩ đại của Kievan Rus.
Vào ngày 16 tháng 6 năm 1988, khoảng 6.000 đến 8.000 người đã tập trung tại Lviv để nghe các diễn giả tuyên bố không tin tưởng vào danh sách đại biểu địa phương tham dự hội nghị của Đảng Cộng sản 19, bắt đầu vào ngày 29 tháng 6. Vào ngày 21 tháng 6, một cuộc mít tinh ở Lviv đã thu hút 50.000 người, đã nghe về một danh sách đại biểu sửa đổi. Nhà chức trách đã cố gắng giải tán cuộc biểu tình trước sân vận động Druzhba. Vào ngày 7 tháng 7, khoảng 10.000 đến 20.000 người đã chứng kiến sự ra mắt của Mặt trận Dân chủ để thúc đẩy chính sách Perestroika. Vào ngày 17 tháng 7, một nhóm 10.000 người đã tập trung tại ngôi làng Zarvanytsia cho các dịch vụ Thiên niên kỷ do Đức Giám mục Công giáo Hy Lạp-Pavlo Vasylyk tổ chức. Dân quân đã cố gắng giải tán những người tham dự, nhưng hóa ra đó là tập hợp lớn nhất của người Công giáo Ukraine kể từ khi Stalin ngoài vòng pháp luật vào năm 1946. Vào ngày 4 tháng 8, được gọi là "Thứ năm đẫm máu", chính quyền địa phương đã đàn áp mạnh mẽ một cuộc biểu tình được tổ chức bởi Mặt trận Dân chủ để Thúc đẩy Perestroika. Bốn mươi mốt người đã bị giam giữ, phạt tiền hoặc bị kết án 15 ngày bị bắt giữ hành chính. Vào ngày 1 tháng 9, chính quyền địa phương đã di dời dữ dội 5.000 sinh viên tại một cuộc họp công cộng thiếu sự cho phép chính thức tại Đại học bang Ivan Franko.
Vào ngày 13 tháng 11 năm 1988, khoảng 10.000 người đã tham dự một cuộc họp chính thức được tổ chức bởi tổ chức di sản văn hóa Spadschyna, câu lạc bộ sinh viên Đại học Kyiv Hromada, và các nhóm môi trường Zelenyi Svit ("Thế giới xanh") và Noosfera, để tập trung vào các vấn đề sinh thái. Từ ngày 14 tháng 11 nhà hoạt động người Ukraine nằm trong số 100 người ủng hộ nhân quyền, quốc gia và tôn giáo được mời thảo luận về nhân quyền với các quan chức Liên Xô và phái đoàn của Ủy ban An ninh và Hợp tác Hoa Kỳ tại Châu Âu (còn được gọi là Ủy ban Helsinki). Vào ngày 10 tháng 12, hàng trăm người đã tập trung tại Kiev để theo dõi Ngày Quốc tế Nhân quyền tại một cuộc mít tinh do Liên minh Dân chủ tổ chức. Việc tập trung trái phép dẫn đến việc bắt giữ các nhà hoạt động địa phương.[23]
Partyja BPF (Mặt trận bình dân Belarus) được thành lập năm 1988 với tư cách là một đảng chính trị và phong trào văn hóa cho dân chủ và độc lập, đó là các nước cộng hòa Baltic, các mặt trận phổ biến. Việc phát hiện ra những ngôi mộ tập thể ở Kurapaty bên ngoài Minsk của nhà sử học Zianon Pazniak, nhà lãnh đạo đầu tiên của Mặt trận bình dân Belarus, đã tạo thêm động lực cho phong trào dân chủ và ủng hộ độc lập ở Belarus.[24] ông tuyên bố rằng chính lực lượng NKVD của Liên Xô đã thực hiện các vụ giết người bí mật ở Kurapaty.[25] Ban đầu, Mặt trận có tầm nhìn quan trọng trong nhiều hành động công khai của nó hầu như luôn kết thúc trong các cuộc đụng độ với cảnh sát và lực lượng an ninh Liên Xô KGB.
Mùa xuân năm 1989, Liên bang Xô viết thực hiện một cải cách chính trị lớn, mặc dù có giới hạn, lần đầu tiên kể từ năm 1917, khi người dân bầu Đại hội đồng nhân dân mới. Việc phát sóng truyền hình trực tiếp về các cuộc thảo luận của cơ quan lập pháp không còn bị kiểm duyệt. Những người đã chứng kiến các lãnh đạo Đảng Cộng sản trước đây bị thẩm vấn và chịu trách nhiệm. Ví dụ này thúc đẩy một thử nghiệm giới hạn với nền chính trị ở Ba Lan, nhanh chóng dẫn đến việc lật đổ chính phủ cộng sản ở Warsaw vào mùa hè - sau đó đã làm nảy sinh các cuộc nổi dậy lật đổ chủ nghĩa cộng sản tại năm nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw trước năm 1989 và Bức tường Berlin sụp đổ. Những sự kiện này cho thấy nhiều người ở Đông Âu và Liên bang Xô viết không ủng hộ động lực của Gorbachev để hiện đại hóa chủ nghĩa cộng sản, thay vào đó, họ muốn lật đổ nó hoàn toàn.
Đây cũng là năm CNN trở thành đài truyền hình không thuộc Liên Xô đầu tiên được phép chiếu các chương trình tin tức truyền hình tới Moscow. CNN chính thức chỉ dành cho khách nước ngoài ở Savoy Hotel, nhưng người dân Moscow nhanh chóng học cách thu tín hiệu trên TV tại nhà của họ. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến cách người Liên Xô nhìn thấy các sự kiện đang diễn ra ở đất nước Liên Xô, và việc kiểm duyệt của chính phủ gần như bị bỏ mặc.[26]
Thời gian đề cử kéo dài một tháng cho các ứng cử viên của Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô kéo dài cho đến ngày 24 tháng 1 năm 1989. Trong tháng tới, lựa chọn trong số 7.531 ứng cử viên cấp huyện đã diễn ra tại các cuộc họp do ủy ban bầu cử cấp bầu cử tổ chức. Vào ngày 7 tháng 3, một danh sách cuối cùng gồm 5.074 ứng cử viên đã được công bố, khoảng 85% là đảng viên.
Trong hai tuần trước 1.500 cuộc bầu cử cấp huyện, các cuộc bầu cử để lấp đầy 750 ghế dành riêng cho các tổ chức nhà nước, được tranh cử bởi 880 ứng cử viên, đã được tổ chức. Trong số các ghế này, 100 ghế được giao cho CPSU, 100 cho Hội đồng Công đoàn Trung ương Liên minh, 75 cho Đoàn Thanh niên Cộng sản (Komsomol), 75 cho Ủy ban Phụ nữ Liên Xô, 75 cho Tổ chức Chiến tranh và Lao động Cựu chiến binh và 325 cho các tổ chức khác như Học viện Khoa học. Quá trình lựa chọn được thực hiện vào tháng Tư.
Trong cuộc tổng tuyển cử ngày 26 tháng 3, sự tham gia của cử tri là ấn tượng ở mức 89,8%, và 1.958 (bao gồm 1.225 ghế quận) của 2.250 ghế CPD đã được lấp đầy. Ở cấp huyện, các cuộc bầu cử đã được tổ chức tại 76 khu vực bầu cử vào ngày 2 và 9 tháng 4 và các cuộc bầu cử mới được tổ chức vào ngày 20 và 14 tháng Tư đến ngày 23 tháng Năm,[27] Trong 199 khu vực bầu cử còn lại, nơi đa số tuyệt đối bắt buộc không đạt được.[17] Trong khi hầu hết các ứng cử viên được CPSU ủng hộ đều được bầu, hơn 300 người đã thua các ứng cử viên độc lập như Yeltsin, nhà vật lí Andrei Sakharov và luật sư Anatoly Sobchak.
Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội nhân dân mới, từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 9 tháng 6, những người kiên định lập trường vẫn giữ quyền kiểm soát nhưng các nhóm cấp tiến đã sử dụng cơ quan lập pháp làm nền tảng cho cuộc tranh luận, phê bình và chỉ trích - được phát sóng trực tiếp và không kiểm duyệt. Điều này đã tác động lớn đến công chúng. Vào ngày 29 tháng 5, Yeltsin đã xoay xở để bảo vệ vị trí của ông trong Hội đồng Xô viết Tối cao, và vào mùa hè ông đã thành lập phe đối lập đầu tiên, Nhóm đại biểu Liên Vùng, gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tự do của Nga. Soạn nhóm lập pháp cuối cùng ở Liên Xô, những người được bầu vào năm 1989 đóng vai trò quan trọng trong cải cách và sự tan rã cuối cùng của Liên Xô trong hai năm tới.
Vào ngày 30 tháng 5 năm 1989, Gorbachev đã đề xuất các cuộc bầu cử địa phương trên toàn quốc, được lên lịch vào tháng 11 năm 1989, được hoãn lại cho đến đầu năm 1990 vì vẫn chưa có luật điều chỉnh bầu cử. Điều này được một số người coi là một sự nhượng bộ cho các quan chức Đảng địa phương, những người lo ngại rằng họ sẽ bị cuốn vào quyền lực trong một làn sóng quan điểm chống thành lập.[28]
Vào ngày 25 tháng 10 năm 1989, Hội đồng Xô viết tối cao đã bỏ phiếu để loại bỏ các ghế đặc biệt cho Đảng Cộng sản và các tổ chức chính thức khác trong các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương. Sau cuộc tranh luận gay gắt, 542 thành viên Hội đồng Xô viết Tối cao đã thông qua với số phiếu bầu áp đảo 254-85 (với 36 người không tham gia). Quyết định cũng yêu cầu sửa đổi một nửa hiến pháp, được phê chuẩn bởi toàn thể đại hội, hoàn thiện vào ngày 25 tháng 12. Hiến pháp mới cũng thông qua các biện pháp cho phép bầu cử trực tiếp những người đứng đầu của mỗi nước trong số 15 nước cộng hòa thành viên. Gorbachev đã kịch liệt phản đối quy định này trong một cuộc tranh luận nhưng đã thất bại.
Cuộc bỏ phiếu mở rộng quyền lực của các nước cộng hòa trong các cuộc bầu cử địa phương, cho phép họ tự quyết định cách tổ chức bầu cử. Latvia, Litva và Estonia đã đề xuất một đạo luật cho phép người dân bầu cử tổng thống trực tiếp. Cuộc bầu cử địa phương ở tất cả các nước cộng hòa đã được lên kế hoạch diễn ra từ tháng 12 đến tháng 3 năm 1990.[29]
Sáu quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warsaw của Đông Âu, mặc dù đã giành độc lập trên danh nghĩa, vẫn được công nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế là các nhà nước vệ tinh của Liên Xô. Tất cả ba quốc gia này đã bị chiếm giữ bởi Hồng quân Liên Xô năm 1945 khi họ truy kích Đức Quốc xã, có các nhà nước xã hội chủ nghĩa theo kiểu Xô viết, và đã bị hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do hành động trong các vấn đề trong nước hoặc quốc tế. Bất kỳ động thái nào nhằm đòi nền độc lập thực sự đã bị quân đội Liên Xô đè bẹp - trong Cách mạng Hungary năm 1956 và Mùa xuân Prague năm 1968. Gorbachev đã từ bỏ học thuyết Brezhnev tốn kém, ông ủng hộ việc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các đồng minh Đông Âu - Gorbachev gọi đùa đây là học thuyết Sinatra trong một phần có trong đến bài hát "My Way" của Frank Sinatra.
Đường Baltic hoặc Chuỗi Baltic (cũng là Chuỗi Tự do tiếng Estonia: Balti kett, tiếng Latvia: Baltijas ceļš, tiếng Litva: Baltijos kelias, tiếng Nga: Балтийский путь) là một cuộc biểu tình chính trị hòa bình vào ngày 23 tháng 8 năm 1989.[30] Ước tính có khoảng 2 triệu người tham gia vào cuộc biểu tình để hình thành một chuỗi người kéo dài 600 kilômét (370 dặm) trên khắp 3 nước: Estonia, Latvia và Litva, những quốc gia đã bị sáp nhập vào Liên Xô năm 1944. Cuộc biểu tình khổng lồ này đã đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày ký kết hiệp ước Xô - Đức (Còn gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentro), hiệp ước chia phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu giữa Liên Xô và Đức Quốc xã, đã dẫn đến việc Liên Xô xâm lược, chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic vào năm 1940.
Vào tháng 12 năm 1989, Đại hội đại biểu nhân dân đã chấp nhận - và Gorbachev đã ký - báo cáo của Ủy ban Yakovlev, lên án các điều khoản bí mật của hiệp ước Molotov-Ribbentrop giữa Liên Xô và Đức Quốc xã.[31]
Trong cuộc bầu cử tháng 3 năm 1989 cho Đại hội Dân biểu, 36 trong số 42 đại biểu từ Litva là những ứng viên từ phong trào quốc gia độc lập Sąjūdis. Đây là chiến thắng lớn nhất cho bất kỳ tổ chức dân tộc chủ nghĩa nào trong Liên Xô và là một thất bại nặng nề đối với Đảng Cộng sản Litva cho thấy sự phản đối ngày càng tăng đối với nó.[32]
Ngày 7 tháng 12 năm 1989, Đảng Cộng sản Litva dưới sự lãnh đạo của Algirdas Brazauskas, đã tách khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô và từ bỏ yêu sách của mình để có một "vai trò lãnh đạo" hiến pháp trong chính trị. Một nhánh nhỏ hơn của Đảng Cộng sản do Mykolas Burokevičius đứng đầu, đã được thành lập và vẫn liên kết với CPSU. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản cầm quyền của Litva chính thức độc lập khỏi sự kiểm soát của Moscow - lần đầu tiên điều này xảy ra ở Liên Xô - dẫn tới một trận động đất chính trị khiến Gorbachev phải sắp xếp chuyến thăm Litva vào tháng sau trong một nỗ lực vô ích để đưa đảng Cộng sản Litva trở lại dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Năm sau, Đảng Cộng sản đã mất quyền lực hoàn toàn trong các cuộc bầu cử quốc hội đa đảng, Vytautas Landsbergis trở thành tổng thống phi Cộng sản đầu tiên của Litva kể từ khi bị sáp nhập vào Liên Xô.
Ngày 16 tháng 7 năm 1989, Mặt trận Nhân dân Azerbaijan đã tổ chức đại hội đầu tiên và bầu Abulfaz Elchibey, người sẽ trở thành Tổng thống và chủ tịch.[33] Vào ngày 19 tháng 8, 600.000 người biểu tình đã làm kẹt cứng Quảng trường Lenin ở Baku (nay là Quảng trường Azadliq) để yêu cầu thả các tù nhân chính trị.[34] ITrong nửa cuối năm 1989, vũ khí được trao cho Nagorno-Karabakh. Khi Karabakhis nắm giữ cánh tay nhỏ để thay thế súng săn và nỏ, thương vong bắt đầu gắn kết; cây cầu bị thổi bay, đường bị phong tỏa, và con tin bị bắt.[35]
Trong một chiến thuật mới và hiệu quả, Mặt Trận Nhân Dân đã phát động phong tỏa đường sắt của Armenia,[36] gây ra tình trạng thiếu xăng và thực phẩm vì 85% hàng hóa của Armenia đến từ Azerbaijan.[37] Dưới áp lực từ Mặt trận Phổ biến, các nhà chức trách Cộng sản ở Azerbaijan bắt đầu nhượng bộ. Vào ngày 25 tháng 9, họ đã thông qua một luật tối cao đã ưu tiên luật Azerbaijan, và vào ngày 4 tháng 10, Mặt Trận Nhân Dân được phép đăng ký như một tổ chức hợp pháp miễn là nó dỡ bỏ phong tỏa. Giao thông vận tải giữa Azerbaijan và Armenia chưa bao giờ hoàn toàn hồi phục.[37] Căng thẳng tiếp tục leo thang và vào ngày 29 tháng 12, các nhà hoạt động Mặt trận nổi tiếng đã bắt giữ các văn phòng đảng địa phương ở Jalilabad, làm hàng chục người bị thương.
Vào ngày 31 tháng 5 năm 1989, 11 thành viên của Ủy ban Karabakh, người đã bị cầm tù mà không bị xét xử tại nhà tù Matrosskaya Tishina của Matxcơva, được thả ra, và trở về nhà được chào đón anh hùng.[38] Ngay sau khi được thả, Levon Ter-Petrossian, một học giả, được bầu làm chủ tịch Phong trào Quốc gia đối lập Pan-Armenian chống cộng sản, và sau đó tuyên bố rằng vào năm 1989, ông bắt đầu xem xét độc lập hoàn toàn.[39]
Vào ngày 7 tháng 4 năm 1989, quân đội Liên Xô và các xe tăng bọc thép đã được gửi đến Tbilisi sau hơn 100.000 người biểu tình phản đối trước trụ sở Đảng Cộng sản Gruzia với các biểu ngữ kêu gọi Gruzia rút khỏi Liên bang Xô viết và Abkhazia phải được sáp nhập hoàn toàn vào Gruzia.[40] Sau khi xung đột leo thang, vào ngày 9 tháng 4 năm 1989, quân Liên Xô đã nổ súng những người biểu tình; khoảng 20 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.[41][42] Sự kiện này đã thúc đẩy chính trị Gruzia, khiến nhiều người phải kết luận rằng độc lập là thích hợp hơn là thành viên tự trị thuộc Liên Xô. Vào ngày 14 tháng 4, Gorbachev đã cho bãi nhiệm Jumber Patiashvili là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Gruzia và thay thế ông ta với cựu giám đốc KGB của Gruzia là Givi Gumbaridze.
Vào ngày 16 tháng 7 năm 1989, tại thủ đô Sukhumi của Abkhazia, một cuộc biểu tình chống lại việc mở một chi nhánh đại học Gruzia tại thị trấn đã dẫn đến bạo lực nhanh chóng bị biến thành cuộc đối đầu bạo lực giữa các dân tộc, trong đó 18 người chết và hàng trăm người bị thương trước quân đội Liên Xô can thiệp để ổn định trật tự.[43] Cuộc bạo động này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc xung đột Gruzia-Abkhaz.
Trong ngày 26 tháng 3 năm 1989, cuộc bầu cử Đại hội đại biểu nhân dân, 15 trong số 46 đại biểu của Moldavian được gửi tới Moscow là những người ủng hộ phong trào Dân chủ / Dân chủ.[44] Mặt trận phổ biến của Đại hội thành lập Moldova diễn ra hai tháng sau đó, vào ngày 20 tháng 5 năm 1989. Trong đại hội lần thứ hai (30 tháng 6 - 1 tháng 7 năm 1989), Ion Hadârcă được bầu làm chủ tịch.
Một loạt các cuộc biểu tình được gọi là Quốc hội lớn (tiếng Romania: Marea Adunare Naţională) là thành tựu lớn đầu tiên của Mặt trận. Các cuộc biểu tình đại chúng như vậy, bao gồm một cuộc biểu tình của 300.000 người vào ngày 27 tháng 8,[45] đã thuyết phục Liên Xô Tối cao Moldavian vào ngày 31 tháng 8 để áp dụng luật ngôn ngữ làm cho Moldovan trở thành ngôn ngữ chính thức, và thay thế bảng chữ cái Cyrillic bằng các ký tự Latinh.[46]
Ở Ukraina, Lviv và Kiev đã tổ chức Ngày quốc khánh Ucraina vào ngày 22 tháng 1 năm 1989. Hàng ngàn người tập trung tại Lviv vì một dịch vụ tôn giáo trái phép ở phía trước Nhà thờ St. George. Tại Kiev, 60 nhà hoạt động đã gặp nhau trong một căn hộ ở Kiev để kỷ niệm tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Ucraina năm 1918. Vào ngày 11-12 tháng 2 năm 1989, Hội Ngôn ngữ Ucraina đã tổ chức Đại hội thành lập. Ngày 15 tháng 2 năm 1989, việc thành lập Ủy ban sáng kiến cho sự gia hạn của Giáo hội Chính thống Giáo phận người Ukraina đã được công bố. Chương trình và quy chế của phong trào đã được đề xuất bởi Liên minh Nhà văn Ukraine và đã được xuất bản trên tạp chí Literaturna Ukraina ngày 16 tháng 2 năm 1989. Tổ chức này báo trước những người bất đồng chính kiến Ucraina như Vyacheslav Chornovil.
Vào cuối tháng Hai, các cuộc biểu tình công khai lớn diễn ra tại Kiev để phản đối luật bầu cử, vào đêm trước ngày 26 tháng 3 tới Đại hội đại biểu Liên Xô, và kêu gọi từ chức Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraine, Volodymyr Shcherbytsky, đắm mình trong vai trò "mastodon của sự trì trệ". Các cuộc biểu tình trùng hợp với chuyến thăm Ukraina của Tổng thống Xô viết Gorbachev. Vào ngày 26 tháng 2 năm 1989, từ 20.000 đến 30.000 người đã tham gia một dịch vụ tưởng niệm đại kết không được đề cập ở Lviv, đánh dấu kỷ niệm cái chết của nghệ sĩ Ucraina thế kỷ 19 và dân tộc Taras Shevchenko.
Vào ngày 4 tháng 3 năm 1989, Hội Tưởng niệm, cam kết tôn vinh các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và làm sạch xã hội của các thực hành của Liên Xô, được thành lập tại Kiev. Một cuộc biểu tình công khai được tổ chức vào ngày hôm sau. Vào ngày 12 tháng 3, một cuộc họp trước cuộc bầu cử được tổ chức tại Lviv bởi Liên đoàn Helsinki Ucraina và Hội Marian Myloserdia (lòng từ bi) đã bị phân tán dữ dội, và gần 300 người đã bị giam giữ. Vào ngày 26 tháng 3, các cuộc bầu cử đã được tổ chức tại đại hội công đoàn của đại biểu nhân dân; cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 9 tháng 4, 14 tháng 5 và 21 tháng Năm. Trong số 225 đại biểu Ucraina, hầu hết đều là người bảo thủ, mặc dù một số tiến bộ đã thực hiện việc cắt giảm.
Từ ngày 20 đến 23 tháng 4 năm 1989, các cuộc họp trước bầu cử đã được tổ chức tại Lviv trong bốn ngày liên tiếp, thu hút đám đông lên đến 25.000 người. Hành động này bao gồm một một giờ cảnh cáo bạo loạn tại tám nhà máy và tổ chức địa phương. Đây là cuộc đình công lao động đầu tiên tại Lviv từ năm 1944. Vào ngày 3 tháng 5, một cuộc biểu tình trước cuộc bầu cử đã thu hút 30.000 người tại Lviv. Vào ngày 7 tháng 5, Hội Tưởng niệm đã tổ chức một cuộc họp quần chúng tại Bykivnia, một khu mộ tập thể nạn nhân của người Ba Lan bị xử bắn vào thời Stalin. Sau khi một cuộc diễu hành từ Kiev đến trang khu mộ, một cuộc tưởng niệm đã được tổ chức.
Từ giữa tháng 5 đến tháng 9 năm 1989, các giáo sĩ người Công giáo Hy Lạp đã biểu tình phản đối Arbat của Moscow để kêu gọi sự chú ý đến hoàn cảnh của Giáo hội của họ. Họ đặc biệt tích cực trong phiên họp tháng 7 của Hội đồng Giáo hội Thế giới được tổ chức tại Moscow. Cuộc biểu tình kết thúc với các vụ bắt giữ của nhóm vào ngày 18 tháng 9. Vào ngày 27 tháng 5 năm 1989, hội nghị sáng lập của Hội Tưởng niệm khu vực Lviv đã được tổ chức. Vào ngày 18 tháng 6 năm 1989, ước tính 100.000 tín hữu đã tham gia vào các dịch vụ tôn giáo công cộng ở Ivano-Frankivsk ở miền tây Ukraine, đáp ứng lời kêu gọi quốc tế của Hồng y Myroslav Lubachivsky cho một ngày cầu nguyện quốc tế.
Vào ngày 19 tháng 8 năm 1989, Giáo xứ Chính thống Thánh Phêrô và Phao-lô của Nga thông báo sẽ chuyển sang Giáo hội Chính thống Giáo dân Do Thái của Ukraina. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1989, hàng chục nghìn người Ukraine đã phản đối dự luật bầu cử dự trữ những ghế đặc biệt cho Đảng Cộng sản và cho các tổ chức chính thức khác: 50.000 người ở Lviv, 40.000 người ở Kiev, 10.000 người ở Zhytomyr, 5.000 người tại Dniprodzerzhynsk và Chervonohrad, và 2.000 ở Kharkiv. Từ ngày 8-10 tháng 10 năm 1989, nhà văn Ivan Drach được bầu làm thủ lĩnh Rukh, Phong trào Nhân dân Ukraine, tại đại hội thành lập của nó ở Kiev. Vào ngày 17 tháng 9, từ 150.000 đến 200.000 người đã hành quân ở Lviv, đòi hỏi sự hợp pháp hóa của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ucraina. Vào ngày 21 tháng 9 năm 1989, việc khai quật một ngôi mộ tập thể bắt đầu ở Demianiv Laz, một bản chất bảo tồn ở phía nam của Ivano-Frankivsk. Vào ngày 28 tháng 9, Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraine Volodymyr Shcherbytsky, một sự tiếp quản từ thời Brezhnev, đã được thay thế bởi Vladimir Ivashko.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1989, một cuộc biểu tình hòa bình từ 10.000 đến 15.000 người đã bị giải tán bởi lực lượng dân quân trước sân vận động Druzhba của Lviv, nơi một buổi hòa nhạc kỷ niệm sự thống nhất đất nước của người Ukraine đã được tổ chức. Vào ngày 10 tháng 10, Ivano-Frankivsk là nơi diễn ra cuộc biểu tình trước bầu cử với sự tham dự của 30.000 người. Vào ngày 15 tháng 10, hàng nghìn người tụ họp ở Chervonohrad, Chernivtsi, Rivne và Zhytomyr; 500 ở Dnipropetrovsk; và 30.000 ở Lviv để phản đối luật bầu cử. Vào ngày 20 tháng 10, các tín hữu và giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Giáo chủ Tự trị Ukraina đã tham gia vào một hội đồng ở Lviv, là người đầu tiên kể từ khi bị cưỡng bức vào những năm 1930.
Vào ngày 24 tháng 10, Liên Xô Tối cao đã thông qua một đạo luật loại bỏ các ghế đặc biệt cho Đảng Cộng sản và các đại diện của các tổ chức chính thức khác. Vào ngày 26 tháng 10, hai mươi nhà máy ở Lviv đã tổ chức các cuộc đình công và các cuộc họp để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát ngày 1 tháng 10 và chính quyền không muốn truy tố những người chịu trách nhiệm. Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 10, hiệp hội môi trường Zelenyi Svit (bạn bè của trái đất - Ukraine) đã tổ chức đại hội thành lập, và vào ngày 27 tháng 10, Liên Xô Tối cao Ucraina đã thông qua một đạo luật loại bỏ tình trạng đặc biệt của đảng và các tổ chức chính thức khác.
Vào ngày 28 tháng 10 năm 1989, Hội đồng Xô Viết tối cao của Ucraina tuyên bố có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1990, tiếng Ukraina sẽ là ngôn ngữ chính thức của Ukraine, trong khi tiếng Nga sẽ được sử dụng để giao tiếp giữa các nhóm sắc tộc. Cùng ngày Hội thánh của Biến hình ở Lviv rời Giáo hội Chính thống Nga và tự tuyên bố là Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ucraina. Ngày hôm sau, hàng ngàn người đã tham dự một lễ tưởng niệm tại Demianiv Laz, và một điểm đánh dấu tạm thời được đặt để chỉ ra rằng một tượng đài cho "nạn nhân của những áp bức 1939-1941" sẽ sớm được dựng lên.
Vào giữa tháng 11, Hội Ngôn ngữ tiếng Ukraina Shevchenko đã chính thức được đăng ký. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1989, một cuộc tụ tập công khai tại Kiev đã thu hút hàng ngàn người tang lễ, bạn bè và gia đình đến cuộc nổi dậy ở Ukraine của ba tù nhân của Trại Gulag khét tiếng số 36 tại Perm ở Dãy núi Ural: các nhà hoạt động nhân quyền Vasyl Stus, Oleksiy Tykhy, và Yuri Lytvyn. Phần còn lại của họ được tái tổ chức tại Nghĩa trang Baikove. Vào ngày 26 tháng 11 năm 1989, một ngày cầu nguyện và nhịn ăn được Đức Hồng y Myroslav Lubachivsky tuyên bố, hàng ngàn tín hữu ở miền tây Ukraine đã tham gia vào các buổi lễ tôn giáo giữa Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Tổng thống Liên Xô Gorbachev. Vào ngày 28 tháng 11 năm 1989, Hội đồng tôn giáo SSR của Ucraina ban hành nghị định cho phép các hội thánh Công giáo Ucraina đăng ký làm tổ chức pháp lý. Nghị định này được công bố vào ngày 1 tháng 12, trùng với một cuộc họp tại Vatican giữa giáo hoàng và tổng thống Liên Xô.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 1989, sự chấp hành chính thức đầu tiên của Ngày Nhân quyền Quốc tế được tổ chức tại Lviv. Vào ngày 17 tháng 12, khoảng 30.000 người đã tham dự một cuộc họp công cộng được tổ chức tại Kiev bởi Rukh để tưởng nhớ người đoạt giải Nobel Andrei Sakharov, người đã chết vào ngày 14 tháng 12. Vào ngày 26 tháng 12, Liên Xô tối cao của Ucraina SSR đã thông qua một đạo luật chỉ định Giáng sinh, Phục sinh và Ngày lễ chính thức của Chúa Ba Ngôi.[23]
Vào tháng 5 năm 1989, một người bất đồng chính kiến Liên Xô, Mustafa Dzhemilev, được bầu làm lãnh đạo Phong trào Quốc gia Crimean Tatar mới thành lập. Ông cũng lãnh đạo chiến dịch đòi trả lại vùng Crimean cho người Tatars ở Crimea sau 45 năm dân tộc này sống ở vùng đất khác.
Vào ngày 24 tháng 1 năm 1989, chính quyền Xô viết ở Byelorussia đã đồng ý với yêu cầu của phe đối lập dân chủ để xây dựng một tượng đài cho hàng ngàn người bị cảnh sát Liên Xô thời Stalin thảm sát, bắn vào rừng Kuropaty gần Minsk vào những năm 1930.[47]
Vào ngày 30 tháng 9 năm 1989, hàng ngàn người Byelorussians, tố cáo các nhà lãnh đạo địa phương, hành quân qua Minsk để yêu cầu dọn dẹp thêm vụ thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 tại Ukraine. Có tới 15.000 người biểu tình đeo băng tay mang biểu tượng phóng xạ và mang lá cờ quốc gia màu đỏ và trắng bị cấm trong cơn mưa xối xả trong sự bất chấp lệnh cấm của chính quyền địa phương. Sau đó, họ tập trung ở trung tâm thành phố gần trụ sở chính phủ, người biểu tình yêu cầu Yefrem Sokolov từ chức (lãnh đạo Đảng Cộng sản của đảng Cộng hòa), và kêu gọi di tản nửa triệu người dân từ các vùng bị ô nhiễm phóng xạ.[48]
Hàng ngàn binh sỹ quân đội Liên Xô đã được gửi đến Thung lũng Fergana, phía đông nam thủ đô Tashkent của Uzbekistan, để tái lập trật tự sau khi nổ ra các cuộc đụng độ giữa các sắc tộc, trong đó dân Uzbeks địa phương đã săn lùng các thành viên của dân tộc thiểu số Meskhetian trong vài ngày bạo loạn từ ngày 4-11 tháng 6 năm 1989; khoảng 100 người đã thiệt mạng.[49] Vào ngày 23 tháng 6 năm 1989, Gorbachev đã bãi nhiệm Rafiq Nishonov là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Uzbek SSR và thay thế ông bằng Karimov, người đã tiếp tục lãnh đạo Uzbekistan như một nước Cộng hòa Xô viết và sau này trở thành là một quốc gia độc lập.
Tại Kazakhstan ngày 19 tháng 6 năm 1989, giới thanh niên mang súng, bom xăng, thanh sắt và đá nổi loạn ở Zhanaozen, làm một vài người thiệt mạng. Các thanh niên đã cố gắng chiếm một đồn cảnh sát và một trạm cấp nước. Họ lấy đi các phương tiện giao thông công cộng và đóng cửa các cửa hàng và các khu công nghiệp.[50] Đến ngày 25 tháng 6, cuộc nổi loạn đã lan rộng đến năm thị trấn khác gần biển Caspian. Một đám đông khoảng 150 người trang bị gậy, đá và que kim loại tấn công đồn cảnh sát ở Mangishlak, từ Zhanaozen khoảng 90 dặm, trước khi họ bị giải tán bởi quân đội chính phủ bằng máy bay trực thăng. Những kẻ côn đồ điên cuồng tấn công Yeraliev, Shepke, Fort-Shevchenko và Kulsary, nơi họ đổ chất lỏng dễ cháy trên xe lửa nhà ở tạm thời công nhân và cho đốt cháy.[51]
Vào ngày 22 tháng 6 năm 1989, Gorbachev đã bãi nhiệm Gennady Kolbin (người dân tộc Nga được bổ nhiệm gây ra bạo loạn vào tháng 12 năm 1986) với tư cách là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Kazakhstan vì đã xử lý kém các sự kiện tháng 6 và thay thế ông bằng Nursultan Nazarbayev. người đã tiếp tục lãnh đạo Kazakhstan như một nước Cộng hòa Xô viết và sau này trở thành là một quốc gia độc lập.
Vào ngày 7 tháng 2 năm 1990, Ủy ban Trung ương của Đảng cộng sản Liên Xô chấp nhận đề nghị của Gorbachev rằng đảng từ bỏ độc quyền về quyền lực chính trị.[52] Năm 1990, tất cả mười năm nước cộng hòa thành viên của Liên Xô đã tổ chức cuộc bầu cử cạnh tranh đầu tiên, với các nhà cải cách và dân tộc thiểu số giành được nhiều ghế. Đảng cộng sản Liên Xô đã thua cuộc bầu cử ở sáu nước cộng hòa tự trị:
Các nước cộng hòa cấu thành bắt đầu tuyên bố chủ quyền quốc gia của họ và bắt đầu một "cuộc chiến pháp luật" với chính quyền trung ương Moscow; họ bác bỏ luật pháp toàn công đoàn mâu thuẫn với luật pháp địa phương, khẳng định quyền kiểm soát đối với nền kinh tế địa phương và từ chối trả thuế. Tổng thống Landsbergis của Litva cũng đã miễn trừ những người Litva khỏi bị bắt giữ trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô. Cuộc xung đột này đã gây ra sự xáo trộn kinh tế khi các đường cung cấp bị gián đoạn và khiến nền kinh tế Liên Xô suy giảm trầm trọng.[53]