(Thanh tra) - Chiều ngày 5/3/2024, Thanh tra Bộ Công an tổ chức công bố Quyết định số 24/QĐ-X05-P4 ngày 1/3/2024 của Chánh Thanh tra Bộ Công an thanh tra một số mặt công tác của Trại giam Thanh Cẩm thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Trung tướng Trần Đức Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Công an chủ trì hội nghị.
(Thanh tra) - Chiều ngày 5/3/2024, Thanh tra Bộ Công an tổ chức công bố Quyết định số 24/QĐ-X05-P4 ngày 1/3/2024 của Chánh Thanh tra Bộ Công an thanh tra một số mặt công tác của Trại giam Thanh Cẩm thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Trung tướng Trần Đức Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Công an chủ trì hội nghị.
Đây là lần đầu tiên bạn đến Hội An du lịch và không biết nên lưu trú ở đâu. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn:
Vườn hoa hướng dương Điện Biên là một trong những trải nghiệm du lịch và bạn nên kết hợp với du lịch làng gốm Thanh Hà Hội An. Với vị trí thuận lợi chỉ cách nhau khoảng 3km.
Địa điểm này đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới trẻ. Trở thành điểm đến “siêu hot” được giới trẻ săn lùng để ngắm hoa và “sống ảo” trong thời gian gần đây.
Sau một ngày dài tham quan làng gốm Thanh Hà và bạn cảm thấy đói bụng nhưng không biết ăn gì? Ăn ở đâu? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn tham khảo.
Bún mắm nêm là một trong những món ăn khoái khẩu được du khách ghé ăn khi du lịch Làng Gốm Thanh Hà Hội An.
Món ăn này có sự kết hợp hài hòa giữa bún tươi, thịt ba chỉ, nem, chả, mít non và các loại rau thơm. Điểm nổi bật của món ăn là nước mắm nêm đậm đà, có mùi thơm của tỏi, ớt, đường và nước cốt chanh.
Bún mắm miền Trung được dùng làm món khô, không như bún mắm nước ở miền Tây. Món ăn này rất phù hợp cho những người thích ăn đậm vị.
Dưới đây là một số quán bán bún mắm nêm ngon tại Hội An được nhiều du khách yêu thích:
Cao lầu là món ăn đặc sản của thành phố Hội An. Với hương thơm đặc trưng của mắm, nước tương và tóp mỡ hoà quyện vào topping tôm và thịt xá xíu đã cho ra một món ăn vô cùng cuốn hút.
Sợi cao lầu được chế biến một cách rất công phu, mềm và có độ thơm. Nước sốt đậm đà hoà quyện vào sợi mì cao lầu đã cho ra một ăn ngon mang hương vị rất riêng của xứ Quảng.
Nếu bạn chọn ăn cao lầu trong chuyến du lịch làng gốm Thanh Hà Hội An thì hãy tham khảo một số quán sau:
Bánh bèo là một trong những món ăn ngon thu hút được du khách nhất. Phần bột của món bánh này được làm từ bột gạo, phần nhân được làm từ tôm và thịt xay nhuyễn.
Mỗi chén bánh bèo được vun đầy tôm, thịt, tóp mỡ, bánh mì giòn. Kết hợp với nước chấm thơm ngon mang đến cho du khách mê mẩn.
Chỉ với 2.000 vnd/chén nhưng rất ngon. Khám phá làng gốm Thanh Hà Hội An không chỉ là cơ hội để bạn tận hưởng vẻ đẹp truyền thống mà còn là dịp để thưởng thức những món ăn ngon tại khu phố như bánh bèo.
Bạn có thể ghé qua một số quán ăn sau:
Làng gốm Thanh Hà cách Hội An bao xa? Là câu hỏi được nhiều du khách quan tâm. Dựa vào google map được biết rằng: Làng gốm này có vị trí tọa lạc bên cạnh sông Thu Bồn, cách trung tâm thành phố Hội An 3km về phía Tây.
Làng gốm tự hào là điểm đến lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hoá độc đáo. Nếu bạn là người đam mê nét đẹp cổ kính, đồng thời mong muốn trải nghiệm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp lâu đời của văn hoá truyền thống thì hãy ghé ngay làng gốm Thanh Hà.
Villa Hội An Tico là một căn villa sang trọng và rộng rãi, nằm cách làng gốm Thanh Hà Hội An, cách vill Hội An Tico khoảng 6 phút đi xe.
Với diện tích khoảng 800 m2, bao gồm: Phòng ngủ thoáng mát, phòng khách tiện nghi và bếp hiện đại. Bên ngoài villa là khu vườn xinh đẹp với nhiều loại cây xanh và hồ bơi sạch sẽ, tạo không gian thư giãn và yên tĩnh cho du khách.
Công viên đất nung Thanh Hà là một trong những công viên gốm lớn nhất ở nước ta sở hữu cho mình một diện tích rộng lớn lên đến 6000 m2. Đây cũng chính là nơi để lưu giữ và bảo quản những sản phẩm gốm của làng gốm Thanh Hà Hội An.
Công viên được chia làm 2 khu riêng:
Điểm độc đáo nhất của công viên gốm này chính là không gian mà nó tạo ra, giống như một thế giới thu nhỏ với hàng trăm kiến trúc đẹp mắt, tinh tế được tạo hình bằng gốm.
Đến đây, bạn sẽ bắt gặp những công trình như: Nhà trắng, nhà thờ Đức Bà Paris, tháp nghiêng Pisa,…Mang đến một không gian độc đáo với vô số công trình từ gốm.
Làng gốm Thanh Hà không chỉ là nơi lưu giữ và phát triển nghề gốm truyền thống của người dân địa phương. Mà còn là một trong những địa điểm du lịch ở Hội An mà hầu như du khách nào cũng ghé thăm khi đến với phố cổ.
Bạn có thể lựa chọn hình thức du lịch phù hợp với mong muốn và khả năng tài chính của mình. Nếu bạn muốn trải nghiệm đầy đủ các điểm đến hấp dẫn của du lịch Hội An hoặc không muốn tự tìm đường đến điểm du lịch.
Bạn có thể tham gia tour du lịch Hội An 2 ngày 1 đêm. Nếu bạn chỉ muốn ghé qua một số địa điểm như làng gốm Thanh Hà Hội An thì bạn có thể chọn đi tự túc.
Làng gốm Thanh Hà Hội An là một điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích nghệ thuật gốm sứ. Nơi đây, bạn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm độc đáo mang đậm nét văn hóa cổ truyền của người dân địa phương. Thông qua bài viết này, Qta.org.vn hy vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch đến thăm làng gốm để lại cho mình nhiều kỷ niệm đẹp nhất.
Gần 1 tháng nay đoạn đường 50m dẫn vào trung tâm làng gốm Thanh Hà đang được gấp rút thi công. Theo thiết kế, hai bên đường sẽ trang trí các phù điêu, hoa văn, họa tiết bằng gốm nhằm tạo cảnh quan và điểm check-in cho khách du lịch, tổng kinh phí đầu tư khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Nhật – Chủ tịch UBND phường Thanh Hà cho biết, vài năm trở lại đây, bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước đầu tư trên dưới 1 tỷ đồng để hoàn thiện hạ tầng, dịch vụ làng gốm Thanh Hà. Trong đó, chủ yếu tập trung cải tạo cảnh quan, môi trường như lót gạch lối đi, trang trí tường rào, tạo điểm check-in… Như xây dựng bãi đổ xe bên ngoài làng gốm (diện tích 2.500m2, hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 6/2023) tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí xe điện trung chuyển khách vào làng.
“Thời gian tới, bên cạnh triển khai dọn dẹp vệ sinh môi trường, tạo không gian sinh thái, phường cũng tăng cường đầu tư, chỉnh trang làng gốm; vận động các cơ sở sắp xếp lại cảnh quan, tăng thêm điểm check-in; mở các lớp đào tạo nghề, thuê họa sĩ thiết kế mẫu mã sản phẩm mới” – ông Nhật thông tin. Đặc biệt, năm 2025 khi Trường Tiểu học Bùi Chát trong làng gốm di dời đến cơ sở mới, dự kiến nơi đây sẽ được quy hoạch xây dựng thành khu đón tiếp, trưng bày các sản phẩm, dụng cụ làm nghề gốm Thanh Hà giới thiệu cho khách trước khi vào tham quan.
Năm 2001, TP.Hội An phê duyệt phương án tổ chức khai thác tuyến tham quan du lịch làng gốm Thanh Hà. Thời điểm đó, cả làng chỉ còn 8 cơ sở với 24 lao động hoạt động nghề. Năm 2004, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Dự án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống Thanh Hà gắn với hoạt động du lịch.
Từ khi UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Dự án khôi phục và phát triển vào năm 2004, gốm Thanh Hà đã trở thành điểm du lịch làng nghề điển hình của Hội An và Quảng Nam. Lượng khách không ngừng gia tăng qua từng năm. Nếu năm 2001 làng gốm Thanh Hà chỉ đón 674 lượt khách tham quan, doanh thu hơn 8 triệu đồng thì đến năm 2023 đã tăng lên hơn 550 nghìn lượt khách (khoảng 90% là khách quốc tế), doanh thu hơn 19,2 tỷ đồng. Riêng 9 tháng năm 2024 làng gốm Thanh Hà đón khoảng 394 nghìn lượt khách mua vé tham quan, doanh thu gần 14 tỷ đồng.
Tận dụng cơ hội quảng bá hình ảnh
Làng gốm Thanh Hà hiện có 110 hộ dân, 212 lao động, tập trung chủ yếu ở 3 tổ 22, 24 và 25 khối phố Nam Diêu, trong đó 37 hộ với 68 lao động trực tiếp tham gia sản xuất gốm và hoạt động phục vụ du lịch, mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng (tùy thời điểm).
Du khách tới làng, ngoài được giới thiệu lịch sử làng gốm, xem quy trình ra đời một sản phẩm thủ công truyền thống, còn được người dân hướng dẫn chế tác để làm ra sản phẩm cho riêng mình. Niềm vui còn được nhân lên khi kết thúc hành trình mỗi du khách sẽ được tặng một con tò he bằng gốm mang về kỷ niệm.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, Cơ sở trải nghiệm gốm Nguyễn Sáu chia sẻ, thông qua hoạt động du lịch đã giúp nhiều hộ gia đình trong làng thêm thu nhập. Hiện tại, cả 2 vợ chồng bà Dung đều tham gia đón khách. Vợ nặn tò he, chồng phục vụ khách chuốt gốm. Sau khi trải nghiệm nếu du khách muốn mang sản phẩm về làm kỷ niệm thì bà Dung lấy 30 nghìn đồng.
Ngoài khai thác các giá trị văn hóa, cảnh quan làng nghề thì việc tổ chức chương trình tham quan, quảng bá, xúc tiến đầu tư, vận chuyển, kết nối doanh nghiệp, xây dựng sản phẩm, hình ảnh điểm đến, hoàn thiện hạ tầng dịch vụ… đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch làng gốm Thanh Hà phát triển chuyên nghiệp và bền vững.
Theo bà Trương Thị Ngọc Cẩm – Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH thành phố Hội An (đơn vị quản lý hoạt động du lịch làng gốm Thanh Hà), những năm qua trung tâm đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, ngoài quảng bá, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình ảnh làng gốm Thanh Hà cũng xuất hiện thường xuyên trong các sự kiện, lễ hội tổ chức tại TP.Hội An, kể cả mang sản phẩm làng gốm đi giới thiệu tại những sự kiện trong nước, quốc tế.
Hiện, thành phố đang xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp hạ tầng, cảnh quan, điểm check-in, nâng cấp hoạt động hướng dẫn tham quan, cải thiện chất lượng dịch vụ phục vụ. Đẩy mạnh truyền thông quảng bá sản phẩm làng nghề kết nối với các thị trường khách. Tăng cường đào tạo nghệ nhân, thợ nghề để có tính kế tục và giữ được lửa nghề không bị gián đoạn.
Hội An đã gia nhập mạng lưới sáng tạo của UNESCO, trong đó có nghề thủ công và nghệ thuật dân gian cho nên làng gốm cũng là một trong những làng nghề cần tập trung phát huy tôn vinh giá trị. Dù vậy, một vấn đề khó khăn của làng gốm Thanh Hà hiện nay chính là nguồn vật liệu đất sét ngày càng đắt đỏ và khan hiếm, ảnh hưởng đến hoạt động nghề của người dân nên các cấp, ngành liên quan của tỉnh cần có hướng tháo gỡ, giải quyết bài toán này”
Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH thành phố Hội An Trương Thị Ngọc Cẩm